SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Vấn nạn giả mạo nhãn hiệu Hàn Quốc: Bài học nào dành cho các doanh nghiệp?

14:39, 11/10/2022
(SHTT) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều vụ việc hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Hàn Quốc. Các mặt hàng này lưu thông trên thị trường gây tổn thất lớn đối với doanh nghiệp Hàn Quốc và cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam.

Trong những năm qua, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trên các kênh thương mại điện tử từ khi bùng phát đại dịch Covid-19. Qua công tác kiểm tra, đã phát hiện nhiều vụ việc hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường, trong đó có hàng hóa của Hàn Quốc. Các hàng hoá của Hàn Quốc như thời trang, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được người tiêu dùng Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau ưa chuộng. Tuy nhiên, việc nhận diện, phân biệt hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế là không đơn giản. Điều đó đặt ra trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thực thi trong việc xử lý.

gia mao han quoc1

 

Mới đây, VTV đã đưa tin, tại một cửa hàng bán trái cây nhập khẩu trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhiều loại lê đang bày bán tại đây, được nhân viên quảng cáo có xuất xứ từ Hàn Quốc. Trên mỗi trái lê đều được dán tem mác cẩn thận, thậm chí in cả mã QR. Vậy nhưng, điều khó hiểu là, theo giải thích của nhân viên, mã QR này không quét được ở Việt Nam mà chỉ ở Hàn Quốc mới check xuất xứ được.

Tại một cửa hàng trái cây nhập khẩu khác, nhân viên cũng quảng cáo với khách hàng, cả loại lê nâu và lê sữa này đều được nhập khẩu tại Hàn Quốc, với mức giá 250.000 đồng/kg. Qua lời quảng cáo, giới thiệu của nhân viên bán hàng, dưới cái mác trái cây nhập khẩu Hàn Quốc, không ít người đã bỏ tiền để mua loại trái cây này với mức giá không hề rẻ. Vậy nhưng, ít ai biết được, nguồn gốc thực sự của những loại lê mà cửa hàng đang bán.

Trước đó, vào tháng 7/2022, Đội Quản lý thị trường số 06 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) cũng phối hợp với lực lượng công an tiến hành kiểm tra cơ sở gia công, kinh doanh kính, địa chỉ ô 129, lô 3 khu tái định cư mở rộng Xuân Phương, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

gia mao han quoc

 

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ tại cơ sở này hàng chục nghìn sản phẩm kính áp tròng có dấu hiệu là hàng giả mạo nguồn gốc xuất xứ Hàn Quốc.

Qua xác minh, lực lượng chức năng xác định, toàn bộ số hàng hóa trên đều được chủ cơ sở này nhập từ nước ngoài (trên mỗi sản phẩm có nhãn mác chữ Trung Quốc). Sau khi nhập hàng về, nhân viên tại cơ sở này đã bóc, xé nhãn gốc Trung Quốc và thay thế bằng nhãn mác tự thiết kế, rồi đặt in, biến sản phẩm thành hàng "Made in Korea".

Chia sẻ về thực trạng này, ông Kim Kwan Mook - Tổng Giám đốc Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) từng cho biết, với sự hợp tác mạnh mẽ của hai nước, những năm qua, nhiều sản phẩm thương hiệu Hàn Quốc đã và đang được phân phối tại thị trường Việt Nam và được nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển của thị trường, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, hàng hóa đang bị làm giả, làm nhái rất nhiều với hình thức ngày càng tinh vi, khó phân biệt. Đặc biệt, gần đây, khi thương mại điện tử phát triển, việc phân phối hàng giả lại càng trở nên rộng rãi, phổ biến.

Ông Kim Kwan Mook nhấn mạnh, hàng giả lưu thông trên thị trường gây tổn thất lớn đối với doanh nghiệp Hàn Quốc và cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam khi lựa chọn, sử dụng phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. “Các cơ quan chức năng của hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn trong việc ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bởi việc phân phối, lưu thông hàng giả ngày càng tinh vi” - Tổng Giám đốc KOTRA đề xuất.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhận định, đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng và sự tham gia tích cực của toàn xã hội.

Thời gian vừa qua, các lực lượng thực thi đã triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả và gian lận thương mại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan và Quản lý thị trường đã và đang trở thành lực lượng quan trọng trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường nội địa.

Dù đạt được một số kết quả quan trọng nhưng công tác chống hàng giả vẫn còn nhiều khó khăn, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như phương thức thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp, tinh vi; cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ; hạn chế về nguồn lực; nhận thức của cộng đồng chưa được nâng cao... thì sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan thực thi còn nhiều hạn chế - Phó Tổng Cục trưởng chỉ rõ nguyên nhân của nạn hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Thanh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.