SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Vấn đề canh tác tuần hòan gắn liền với hành trình vì môi trường xanh ở Hà Nội: Nhìn từ mô hình Trạm Xanh

15:32, 21/10/2022
(SHTT) - Canh tác tuần hoàn được xem là một trong những loại hình canh tác gắn liền với hành trình về môi trường xanh, tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn. Vậy, canh tác tuần hoàn có phải là hướng đi tất yếu của một nền nông nghiệp xanh, bền vững mà Việt Nam đang muốn hướng tới không?

Bất cập trong phương thức canh tác truyền thống

Từ trước đến nay, nông nghiệp luôn giữ vị trí chủ chốt trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt. Lĩnh vực trồng trọt vừa đảm bảo số lượng lương thực phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi người hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, vừa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Thế nhưng trồng trọt tại Việt Nam nói chung và trên các địa bàn Hà Nội nói riêng đang đứng trước các thách thức lớn. Chính vì vậy, bà con cần phải bắt tay vào việc thay đổi hình thức canh tác truyền thống sang canh tác tuần hoàn nhằm giúp nông nghiệp phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Canh tác truyền thống có nghĩa là bà con nông dân vẫn đi theo lối mòn cũ, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, hóa chất độc hại vào trồng trọt. Điều này vô hình chung sẽ ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất, môi trường nước, không khí, nông sản, sức khỏe con người. Người dân chưa biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, làm giảm năng suất cũng như chất lượng nông sản của Việt Nam so với nền nông nghiệp các nước khác. 

RuongRau

 Những bất cập trong hình thức canh tác truyền thống.

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt cũng là điều khá phổ biến hiện nay. Bà con nông dân luôn ở trong tâm lý muốn phòng ngừa sâu bệnh, dịch hại cho cây trồng nhanh thì cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tăng liều lượng, sử dụng sản phẩm có độ độc hại cao để nhanh chóng dập tắt dịch bệnh. Điều này gây ra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - đúng liều lượng - đúng thời điểm - đúng cách. Trước mắt, gây ra sự lãng phí, sau này ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường sinh thái xung quanh.

Sử dụng phân bón hóa học không chỉ làm cho đất ngày càng nghèo chất dinh dưỡng, nhanh chóng thoái hóa, tăng tồn dư chất hóa học trong đất, trong nông sản mà còn nhanh chóng làm giảm tuổi thọ cây trồng. 

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng sẽ ngấm sâu vào các mô, tế bào của cây trồng. Khi người tiêu dùng ăn phải các loại thực phẩm chứa chất kích thích sinh trưởng sẽ dần dần tích tụ các chất độc hại và gây ra những bệnh nguy hiểm. Nông sản chứa các chất kích thích sinh trưởng cao sẽ không đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Và bài toán “Được mùa - mất giá - giải cứu” lại tiếp tục diễn ra.

Bên cạnh đó, hiện nay, thay vì cày ải, lật đất thì hiện nay, nhiều bà còn chọn sử dụng thuốc diệt cỏ dại. Điều này mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường, sinh vật, đặc biệt là sức khỏe con người. Trong thuốc trừ cỏ chứa 2.4D có lượng chất chlorophenol không được tổng hợp hết gọi là phenol tự do. Chất này sẽ tồn tại lâu dài và có thể chuyển hóa thành chất dioxin, có khả năng kích thích các tế bào ung thư. 

Canh tác tuần hoàn - Xu thế tất yếu trong lĩnh vực trồng trọt

Canh tác tuần hoàn là quá trình sản xuất trồng trọt theo một chu trình khép kín, chất thải và phế phẩm của quá trình này sẽ được áp dụng công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học kỹ thuật để tiếp tục tái sử dụng. Việc sử dụng những gì của thiên nhiên sẽ được trao trả lại cho thiên nhiên sẽ giúp bà con sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, giảm được sự lãng phí, tạo ra sản phẩm an toàn. Và hơn thế nữa, canh tác tuần hoàn sẽ được gắn liền với hành trình bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe của con người. 

Đừng trước thời buổi giá vật tư ngày càng leo thang, canh tác tuần hoàn như một giải pháp thực sự cần thiết để giúp bà con giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế.

UPhan

Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ủ làm phân bón.

Như thực tế, nông nghiệp tuần hoàn xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu ở trong hệ thống canh tác VAC (Vườn - Ao - Chuồng), VACR (Vườn - Ao - Chuồng - Rừng), xen canh, gối vụ…. Ở đây, các chất thải trong chăn nuôi sẽ được dùng để làm phân bón phục vụ cho trồng trọt. Hay ngược lại, phụ phẩm trong trồng trọt sẽ là thức ăn trong chăn nuôi. Một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại.  Đối với canh tác tuần hoàn cũng tương tự, các phụ phẩm trong nông nghiệp sẽ được ủ làm phân bón hữu cơ để phục vụ mùa vụ sau. 

Trạm Xanh hướng tới canh tác tuần hoàn gắn liền với hành trình về môi trường xanh

Canh tác tuần hoàn đó chính là sử dụng toàn bộ những phế thải của quá trình sản xuất trồng trọt như tài nguyên, nguyên liệu để tiếp tục tái sử dụng. Nhằm mục đích hạn chế sử dụng tài nguyên, tránh lãng phí, giảm thải được lượng lớn chất độc tồn dư trong đất làm ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái xung quanh… Như vậy, canh tác tuần hoàn không chỉ giúp bà con nông dân xây dựng một nền nông nghiệp xanh, bền vững mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. 

Đứng trước thực trạng nhức nhối của vấn đề canh tác theo lối truyền thống, Trạm Xanh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp bà con nông dân từng bước tiến tới canh tác tuần hoàn. 

Trạm Xanh đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất trồng trọt. Sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học, các hóa chất độc hại. 

CTTH

Trạm Xanh hướng tới nền nông nghiệp canh tác tuần hoàn.

Đồng thời triển khai tư vấn chuyển giao những tiến bộ khoa học đến với người dân, chủ trang trại trên địa bàn Hà Nội và cả nước. Bằng cách kết hợp cùng với UBND huyện Ứng Hòa, huyện Phúc Thọ triển khai các chương trình tập huấn về việc thu gom - phân loại - xử lý rác thải nhằm giúp bà con nâng cao ý thức trong việc canh tác. Bên cạnh đó, Trạm Xanh còn trực tiếp đến tận các trang trại trồng rau, chăn nuôi để tư vấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật như trang trại thanh long ruột đỏ xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất; trang trại bưởi hữu cơ xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ…

Canh tác tuần hoàn sẽ giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng bền vững. Và góp phần quan trọng trong việc bảo vệ “sức khỏe” đất trồng, hệ sinh thái vi sinh vật, môi trường không khí, môi trường nước. 

Để áp dụng canh tác tuần hoàn vào trong sản xuất trồng trọt, Trạm Xanh không ngừng nỗ lực trong việc đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Con đường để giúp bà con nông dân tiếp cận về canh tác tuần hoàn cũng đòi hỏi phải có lộ trình rõ ràng và lâu dài. Vì vậy, để đồng hành cùng bà con hướng tới nền nông nghiệp canh tác tuần hoàn, bảo vệ môi trường thì không thể thiếu hình thức tuyên truyền, hướng dẫn của các trung tâm hội khuyến nông tại các địa phương. Để từ đó giúp bà con nâng cao nhận thức và thực hiện canh tác tuần hoàn thay vì canh tác truyền thống như trước đây.

Trạm Xanh là Hệ thống Trạm vật tư nông nghiệp thông minh có mạng lưới tại các huyện thị của Hà Nội, triển khai đồng bộ các giải pháp Ứng dụng công nghệ sinh học - Ứng dụng công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo AI) - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm… Trạm Xanh ra đời nhằm mục đích hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp tiếp cận kịp thời với khoa học kỹ thuật, thuận tiện và minh bạch trong quá trình mua vật tư nông nghiệp, giảm khâu trung gian hạ giá thành sản phẩm, góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn chất lượng đồng thời từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn bền vững.

Trạm Xanh hoạt động bám sát vào các Đề án, Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Thành phố Hà Nội như:  

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam theo quyết định số 687/QĐ-TTg. 

Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

Kế hoạch thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 theo quyết định số 3119/QĐ-UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định 3215/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội.

Kế hoạch 220/KH-UBND phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phúc Huy

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.