SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 13/10/2024
  • Click để copy

Vai trò của sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thế giới

16:45, 13/10/2021
(SHTT) - Với sự phát triển nền kinh tế thế giới và khoa học công nghệ hiện đại, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cùng với xu thế toàn cầu hóa, sở hữu trí tuệ đã trở thành tâm điểm của thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Nhằm cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết nhất giúp doanh nghiệp có thể tìm ra phương thức để vừa xây dựng và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT), vừa nâng cao được giá trị doanh nghiệp của mình để tồn tại và phát triển, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) đã phối hợp với Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) biên soạn và xuất bản cuốn 'Cẩm nang hướng dẫn xây dựng, quản lý và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp'.

Trong cuốn nẩm nang này, các chuyên gia đã chỉ rõ vai trò của sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thế giới. 

vai tro cua shtt1

 Vai trò của sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thế giới

Cụ thể, dưới góc độ vĩ mô, SHTT góp phần thúc đẩy sự cải tiến sáng tạo và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Theo báo cáo phân tích công bố tháng 9/2019 của Văn phòng Sáng chế châu Âu và Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh châu Âu (EU), có 353 ngành công nghiệp trong khối EU được xác định là các ngành công nghiệp tập trung vào SHTT (IPR-intensive industries). Các ngành này trực tiếp và gián tiếp tạo ra 83,8 triệu việc làm, chiếm 38,9% tổng số việc làm trên toàn khối. Tổng hợp lại, các ngành công nghiệp này đóng góp 6,6 nghìn tỉ Euro, chiếm 45% tổng GDP của EU.

Theo báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 2/2019, quốc gia này đã xác định 81/313 ngành công nghiệp là ngành công nghiệp tập trung vào quyền SHTT, chiếm 38,2% tổng GDP quốc nội, tương đương 6,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, vào năm 2014. Các ngành công nghiệp này đã trực tiếp và gián tiếp đóng góp 45,5 triệu việc làm.

SHTT cũng là một trong những những vấn đề được đưa ra trong thuật ngữ mới gọi là "chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc". Cuộc chiến này bắt đầu vào đầu năm 2018 khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho một số mặt hàng của Trung Quốc vì Trung Quốc đã có hành vi thương mại không công bằng, trong đó có các hành vi xâm phạm về SHTT. Sau đó, SHTT được chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục sử dụng làm một đòn bẩy quan trọng trong cuộc chiến tranh thương mại này.

Trong khi đó, dưới góc độ vi mô, SHTT cũng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và cạnh tranh.

Không chỉ là một thiết chế để bảo vệ quyền lợi đối với những thành quả sáng tạo, chống lại sự ăn cắp và sử dụng các sản phẩm trí tuệ một cách tùy tiện, SHTT còn là một yếu tố không thể bỏ qua trong việc vận hành nội bộ doanh nghiệp hay thương lượng, đàm phán với các đối tác hay đối thủ cạnh tranh.

Với tư cách là một loại tài sản có thể định giá được bằng tiền, doanh nghiệp không thể không cân nhắc đến những giá trị kinh tế của SHTT. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù là vô hình và có phần trừu tượng, SHTT cần được kiểm soát và quản lý một cách có hệ thống, cụ thể là hoạt động điều nghiên (due dilligence) về SHTT, hay còn gọi là kiểm toán SHTT. Kiểm toán SHTT là việc rà soát lại tình trạng của các tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp đang sở hữu, sẽ sở hữu hoặc đang sử dụng để đánh giá và quản lý các rủi ro, đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề hiện hữu của doanh nghiệp, hoặc áp dụng các kinh nghiệm tốt nhất trong quản lý tài sản trí tuệ. Kiểm toán SHTT luôn là một quy trình không thể thiếu trong những thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

SHTT cũng là công cụ hữu hiệu mang lại vị thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp trên thị trường. Tương tự như chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, SHTT cũng thường được sử dụng làm đòn bẩy trong những phi vụ kinh doanh lớn nhỏ.

Những vụ tranh chấp về SHTT với giá trị lên đến hàng tỷ đô la Mỹ có lẽ không còn quá xa lạ trong hoạt động thương mại quốc tế và thường xuyên xuất hiện trên các tiêu đề báo chí. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng những tranh chấp này thường kết thúc trong “hòa bình” với việc bên nắm quyền SHTT (nguyên đơn của vụ kiện) và bên bị cáo buộc xâm phạm quyền SHTT (bị đơn của vụ kiện) thỏa thuận chấm dứt kiện tụng và ký kết hàng loạt các hợp đồng lớn nhỏ, trong đó có hợp đồng sử dụng SHTT với mức thù lao không được tiết lộ.

Tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông cũng thường đưa tin về những vụ tranh chấp bản quyền giữa trang web nghe nhạc và ca sĩ, nhạc sĩ, giữa nhà đầu tư và nhà thầu, v.v. Các tranh chấp này cũng thường được giải quyết ổn thỏa thông qua các thỏa thuận có lợi cho đôi bên. 

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Sở Y tế Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về việc xuất hiện các sản phẩm thuốc Zinnat tablets 500mg nghi ngờ không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Nhiều cơ sở làm đẹp sử dụng các mỹ từ như “trẻ hóa công nghệ cao”, “thần dược”, “điều trị” để quảng cáo về phương pháp tiêm chất làm đầy cho khách hàng. Nhưng thực chất, đây lại là những cơ sở không đủ điều kiện để thực hiện và nguồn gốc sản phẩm cũng không rõ ràng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, 1.563 chiếc áo và vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Zara, Mango vận chuyển trên xe tải đang trên đường tiêu thụ đã bị Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Phú Yên phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qua nguồn tin về dấu hiệu vi phạm hành chính và qua thẩm tra, xác minh, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thời trang trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 1, Cục QLTT Ninh Thuận xử phạt 11,5 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi đăng ký nhiều hơn một hộ kinh doanh và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.