SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Vai trò của sở hữu trí tuệ trong chiến lược kinh doanh

07:24, 15/10/2021
(SHTT) - Việc quản lý các tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) của doanh nghiệp trong chiến lược SHTT không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền sở hữu trí tuệ một cách chính thức thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia mà còn được thực hiện bằng những biện pháp bảo hộ khác.

Nhằm cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết nhất giúp doanh nghiệp có thể tìm ra phương thức để vừa xây dựng và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT), vừa nâng cao được giá trị doanh nghiệp của mình để tồn tại và phát triển, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) đã phối hợp với Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) biên soạn và xuất bản cuốn 'Cẩm nang hướng dẫn xây dựng, quản lý và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp'.

Trong cuốn nẩm nang này, các chuyên gia đã chỉ rõ vai trò của sở hữu trí tuệ trong chiến lược kinh doanh.

Theo đó, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa sống còn với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào, sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ thì bản thân doanh nghiệp đó cũng cần xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp. Lý giải cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể hiểu là để doanh nghiệp có được sự lựa chọn phương hướng, hình thức kinh doanh tối ưu nhất, cũng như có thể dễ dàng triển khai thực hiện hoặc điều chỉnh mục tiêu kinh doanh dựa trên chiến lược đã xây dựng từ ban đầu. Nếu không có chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không có định hướng lâu dài để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải mang tính thực tế và dễ hình dung chính xác những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược kinh doanh là một công việc quan trọng quyết định thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ hoặc mới thành lập, những công ty này thường không biết nên tập trung vào mục tiêu nào, ưu tiên mục tiêu nào.

shtt

 

Như vậy, có thể hiểu: Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực…) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy những thế mạnh, khắc phục được điểm hạn chế của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội và loại bỏ những nguy cơ khách quan.

Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, một doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào, sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đều phải huy động các nguồn lực, nghiên cứu, sáng tạo ra và/hoặc sử dụng rất nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết nhằm định hướng nghiên cứu, đầu tư, phân bổ nguồn lực cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, quản lý cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất từ các quyền sở hữu trí tuệ và quan trọng nhất là cần xây dựng chiến lược về SHTT một cách khoa học và hợp lý. Để SHTT thực sự trở thành một loại tài sản đặc biệt góp phần nâng cao giá trị và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, loại tài sản này cần phải được quản lý và sử dụng có chiến lược.        

Việc quản lý các tài sản SHTT của doanh nghiệp trong chiến lược SHTT không chỉ đơn thuần là việc xác lập các quyền sở hữu trí tuệ một cách chính thức thông qua các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia mà còn được thực hiện bằng những biện pháp bảo hộ khác (Ví dụ: thực hiện các hợp đồng bảo mật). Doanh nghiệp muốn khai thác đầy đủ giá trị từ bí quyết và sáng tạo cần phải có một kế hoạch phù hợp để xây dựng cũng như xác định rõ vai trò của sở hữu trí tuệ trong chiến lược kinh doanh cũng như trong hoạt động cải tiến, đổi mới công nghệ của mình.

Có thể hiểu chiến lược SHTT là việc doanh nghiệp xây dựng cho mình một hệ thống các mục tiêu, chính sách và công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện liên quan đến lĩnh vực SHTT phục vụ cho chiến lược kinh doanh. Các nội dung trong chiến lược SHTT mà doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm các vấn đề chính như: Định hướng phát triển, đầu tư, phân bổ nguồn lực, nghiên cứu và sáng tạo các tài sản SHTT, đánh giá tầm quan trọng của tài sản SHTT trong quá trình hoạt động kinh doanh và củng cố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và đưa ra được chính sách cụ thể cho các hoạt động xác lập, khai thác sử dụng và bảo vệ tài sản SHTT.

Khi xây dựng chiến lược SHTT, cần phải nắm rõ vai trò của SHTT đối với doanh nghiệp, và có thể nói SHTT là chìa khoá để:

Tạo động lực đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, tăng cường nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới phù hợp với xu hướng thị trường, tiếp nhận các thành tựu kỹ thuật có sẵn thông qua chuyển giao công nghệ để ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh;

Tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trên thị trường, tạo ra những sản phẩm dịch vụ với hiệu quả vượt trội và giá thành hợp lý, nhờ đó sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể vượt qua các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh cùng lĩnh vực trên thị trường;

Phát triển giá trị tài sản cho doanh nghiệp thông qua thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng doanh thu với các sản phẩm dịch vụ ưu việt và hấp dẫn được ứng dụng tài sản SHTT mới; và

Thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư, tăng gia trị của doanh nghiệp trong các giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) và cổ phần hoá.

Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược SHTT. Người lãnh đạo phải định hướng và xác định chiến lược của công ty, và nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của SHTT trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức của lãnh đạo trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược SHTT nói riêng là rất quan trọng. Họ là người đưa ra các mục tiêu lớn về SHTT, phương hướng phát triển công nghệ, thương hiệu… trong chiến lược SHTT của doanh nghiệp, và đảm bảo những mục tiêu, phương hướng này được duy trì thống nhất, xuyên suốt quá trình hoạt động, song hành và hỗ trợ triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh. Các mục tiêu, phương hướng và nguyên tắc lớn sẽ được cụ thể hoá trong hoạt động của các bộ phận như bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận marketing, bộ phận kinh doanh, bộ phận pháp chế, bộ phận quản lý tài sản SHTT...

Minh Anh

Tin khác

Tin tức 3 phút trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Đó là thông điệp được Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra tại buổi thăm và làm việc tại Liên hiệp các Hội khoa học và ký thuật Việt Nam (VUSTA) vào chiều ngày 23/4 vừa qua.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.