Ủy ban thương mại và công nghiệp Nam Phi bị cáo buộc thông qua dự luật bản quyền ‘bị lỗi’
Ủy ban đang thảo luận lại ‘Dự luật sửa đổi bản quyền’ và ‘Dự luật sửa đổi bảo vệ người biểu diễn’. Hai dự luật đã được Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa gửi lại Quốc hội vào tháng 6/2020. Vào thời điểm đó, tổng thống cho biết Ủy ban sẵn sàng đối mặt với những phản đối trong hiến pháp.
Dự luật bản quyền đề xuất thay đổi chế độ bản quyền của Nam Phi, bao gồm việc đưa ra ‘nguyên tắc sử dụng hợp lý’. Cụ thể, dự luật đề xuất cho phép sử dụng miễn phí nội dung có bản quyền trong một số trường hợp nhất định, như phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nguyên tắc sử dụng hợp lý được ủng hộ bởi nhiều công ty trong đó có Google.
Tuy nhiên các công ty điện ảnh, âm nhạc, phần mềm và xuất bản của Mỹ đã phản đối chính phủ về những đề xuất thay đổi đối với luật pháp Nam Phi bởi điều này có thể tước bỏ quyền bảo vệ bản quyền của các công ty. Kết quả chính phủ Mỹ thông báo rằng Nam Phi có thể bị loại khỏi chương trình thương mại miễn thuế. Nam Phi hiện được hưởng lợi ích thương mại với Mỹ, song những lợi ích có thể bị mất nếu Nam Phi thất bại trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ.
Hiện nay, Liên minh Bản quyền Nam Phi cáo buộc Ủy ban đang cố gắng thông qua hai dự luật còn ‘khiếm khuyết’ trên. CCSA tuyên bố rằng các dự luật như một vấn đề chính trị gây nhiều tranh cãi, có thể chia rẽ Đại hội dân tộc Châu Phi (một đảng chính trị ở Nam Phi đấu tranh chống phân biệt chủng tộc).
CCSA cho biết Ủy ban đã không lắng nghe quan điểm của mình về cách thi hành một chính sách. Tương tự như Mỹ đã đưa ra hình phạt nặng theo luật định đối với những người lạm dụng các điều khoản sử dụng hợp pháp.
Chủ tịch CCSA Chola Makgamathe lấy ví dụ về việc các nhà xuất bản sách nước ngoài thua lỗ và kéo Nam Phi chịu ảnh hưởng vì quốc gia này có mức độ bảo vệ bản quyền rất thấp.
Khi tổng thống Ramaphosa gửi lại Quốc hội các dự luật, ông cũng lo ngại hai dự luật thực sự sẽ tác động đến các vấn đề văn hóa và thương mại. Ông cũng bận tâm việc công chúng không có quyền đóng góp ý kiến cho các sửa đổi đối với dự luật, bao gồm cả 'sử dụng hợp pháp'.
Ngoài ra, ông Ramaphosa cho rằng một số điều khoản trong dự luật sẽ cấu thành việc tước đoạt tài sản một cách tùy tiện, có thể vi phạm quyền tự do thương mại và nghề nghiệp. Đồng thời dự luật có thể mâu thuẫn với Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Hiệp ước về trình diễn và ghi âm của WIPO. Cả hai hiệp ước đều được Nam Phi đăng ký từ trước.
Tuy nhiên cố vấn pháp lý của Quốc hội tuyên bố các dự luật không trực tiếp giải quyết các vấn đề thương mại, văn hóa, luật bản địa và chỉ có tác dụng đối với những vấn đề đó.
Chủ tịch Ủy ban, Duma Nkosi không đưa ra ý kiến riêng về "cuộc thảo luận và cáo buộc" của CCSA. Ông cho biết: "Ủy ban đã yêu cầu gia hạn thêm thời gian và cân nhắc về các dự luật đã được nộp lại vào ngày 5/5, đồng thời sẽ đưa ra báo cáo chính thức về vấn đề này’ vào ngày 11/5".
Hải Yến