SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Sau 10 năm, EC ra án phạt Qualcomm 272 triệu đô vì bán phá giá chip 3G

07:59, 21/07/2019
(SHTT) - Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã chính thức đưa ra mức phạt 272 triệu USD đối với Qualcomm về một vụ việc chống độc quyền xảy ra từ cách đây gần 10 năm.

Theo phán quyết từ EC, trong giai đoạn 2009 - 2011, Qualcomm đã cố tình bán phá giá chip 3G nhằm đẩy đối thủ là Icera, một hãng làm phần mềm di động của Anh hiện thuộc quyền quản lý của Nvidia, ra khỏi thị trường.

Margrethe Vestager - ủy viên Ủy ban cạnh tranh thuộc EC cho biết: "Hành vi chiến lược của Qualcomm đã ngăn chặn sự cạnh tranh và đổi mới trên thị trường này và nó hạn chế những lựa chọn có sẵn đối với người tiêu dùng trong một lĩnh vực mà với nhu cầu và tiềm năng cải tiến công nghệ rất lớn".

Vào giai đoạn 2009 - 2011, Qualcomm đã đưa ra giá bán cực thấp đối với chip 3G được sử dụng trên các thiết bị phát 3G di động. Một cuộc điều tra được Ủy ban châu Âu thực hiện đã phát hiện ra Qualcomm đã bán chip 3G với mức giá thấp hơn cả giá sản xuất cho hãng làm thiết bị như Huawei và ZTE từ đó khiến đối thủ mới nổi Icera không thể cạnh tranh. EC nói rằng hành vi phá giá của Qualcomm là "có chủ đích" và điều này "cho phép Qualcomm tác động tiêu cực tối đa lên hoạt động kinh doanh của Icera".

Qualcomm bi phat do ban pha gia thiet bi 3G

 

Theo EC, số tiền phạt 272 triệu USD chiếm chỉ 1,27% doanh thu của Qualcomm tính theo năm ngoái và mức phạt này thực tế đã được EC cân nhắc nhiều lần bởi hành vi của Qualcomm đã chấm dứt từ năm 2011. Đây cũng là một lời cảnh cáo cho tất cả các hãng sản xuất và kinh doanh hiện tại đối với mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh như vậy sẽ được chú ý nhiều hơn trong tương lai.

Qualcomm cho biết công ty sẽ kháng cáo và nói rằng "điều này không được hỗ trợ bởi luật pháp, các nguyên tắc kinh tế hoặc thực tế thị trường".

download

 

Năm ngoái. EC đã từng phạt Qualcomm 997 triệu EUR (1,1 tỉ USD) vì hành vi trả tiền cho Apple để khiến hãng chỉ sử dụng chip của Qualcomm trên iPhone và chiến thuật đi cửa sau này đã dẫn tới hiện trạng Intel bị loại hoàn toàn khỏi cuộc chơi modem di động và đang lên kế hoạch rao bán mảng modem vốn đã được đầu tư không nhỏ.

Trước đó, vào tháng 5/2019, Qualcomm cũng đã bị xử thua trong một vụ kiện chống độc quyền được khởi xướng bởi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) Hoa Kỳ.

Phương Thảo

Tin khác

Kinh tế 3 giờ trước
(SHTT) - Tại khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An), Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD.
Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Theo nghiên cứu của IDC, với việc khảo sát hơn 2.100 doanh nghiệp với tổng số hơn 13 triệu nhân viên tại 16 quốc gia trên toàn cầu cho thấy: mỗi đô la đầu tư vào AI, các công ty sẽ thu về lợi nhuận trung bình là 3,5 đô la đến 8 đô la.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.