SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Ưu điểm của trọng tài trong giải quyết tranh chấp Sở hữu trí tuệ

07:01, 15/01/2023
(SHTT) - Ngày càng có nhiều bên đồng ý giải quyết tranh chấp về Sở hữu trí tuệ (SHTT) thông qua trọng tài, với nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với tòa án.

Khả năng giải quyết tranh chấp SHTT bằng trọng tài hiện đã được thiết lập ở nhiều quốc gia. Năm 2019, Quốc hội Singapore thông qua Đạo luật Sở hữu trí tuệ để làm rõ rằng các tranh chấp liên quan đến tất cả các hình thức sở hữu trí tuệ đều có thể phân xử được ở Singapore thông qua trọng tài. Hồng Kông cũng thông qua đạo luật tương tự.

Vì vậy, không có nghi ngờ gì về sự sẵn có của trọng tài như một phương tiện giải quyết tranh chấp SHTT. Các cuộc khảo sát cho thấy những băn khoăn lớn nhất của người tham gia khiếu nại, kiện tụng liên quan đến tranh chấp sở hữu trí tuệ là chi phí và thời gian xử lý vụ kiện, cùng với sự thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các thẩm phán.

TRONG TAI

 

Đối với vấn đề chi phí và thời gian giải quyết vụ việc, trọng tài mang lại lợi ích hơn so với kiện tụng. Khả năng hợp nhất nhiều trọng tài thành một thủ tục tố tụng thống nhất chung có thể cho phép giải quyết tất cả các tranh chấp trong một hội đồng, dẫn đến một phán quyết trọng tài có thể được thi hành ở nhiều khu vực tài phán, thay vì tạo ra rủi ro về các phán quyết không thống nhất và chồng chéo của các tòa án ở nhiều quốc gia khác nhau.  

Nó cũng có tính linh hoạt cao hơn nhiều về thủ tục, và có thể kiểm soát một số yếu tố kiện tụng nhất định, chẳng hạn như hạn chế tiết lộ rộng rãi thông tin.  

Đối với chuyên môn của những người ra quyết định, việc có thể chọn trọng tài viên có kiến thức chuyên môn cao cũng có thể mang lại lợi ích cho các bên. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC) đã thành lập các ban chuyên về tranh chấp SHTT. 

Hơn nữa, trong lĩnh vực tranh chấp sở hữu trí tuệ, tính bảo mật của trọng tài là một lợi thế. Khả năng giữ bí mật vấn đề tranh chấp của các bên là một lợi thế của trọng tài quốc tế, đặc biệt là đối với các bên tranh chấp về bí mật thương mại và các lợi ích SHTT chưa đăng ký khác. Ví dụ, Quy tắc SIAC giữ bí mật tất cả các khía cạnh của trọng tài, từ tất cả các tài liệu, bằng chứng trong vụ việc, cho đến chính sự tồn tại của trọng tài. 

Một lợi thế khác được nhận thấy của trọng tài so với kiện tụng là khả năng lựa chọn một vị trí hoặc địa điểm “trung lập” cho việc phân xử. Quyền tự do chỉ định trọng tài viên có quốc tịch khác với quốc tịch của các bên tranh chấp và vị trí phân xử trọng tài khác với quốc gia của các bên tranh chấp, giúp mỗi bên tin rằng họ sẽ nhận được một phiên điều trần công bằng. 

Cuối cùng, việc thi hành phán quyết trọng tài xuyên biên giới theo Công ước New York là một lợi thế rất lớn khi so sánh với tranh tụng tại tòa án, vì không có hiệp ước đa phương nào cho việc thi hành phán quyết của tòa án. Đây có lẽ là điều kiện thiết yếu của trọng tài thương mại quốc tế. 

Có thể thấy lợi thế của trọng tài là điều không cần bàn cãi. Điều đó đặt ra một câu hỏi: Tại sao không có nhiều trọng tài SHTT hơn? Bất chấp những lợi thế này, các công ty phụ thuộc nhiều vào SHTT và phải đối mặt với các tranh chấp SHTT, vẫn ưa chuộng kiện tụng tại tòa án. Những lý do cho điều này là gì? 

TRONG TAI1

 

Lý giải cho điều này, đầu tiên là trọng tài vẫn được nhiều người cho là thiếu khả năng thực hiện hành động cưỡng chế so với tòa án. Biện pháp khẩn cấp ngay lập tức thường rất quan trọng trong các tranh chấp SHTT, để bảo vệ bản quyền hoặc thương hiệu, hoặc để ngăn chặn việc tiết lộ bí mật thương mại hoặc để hạn chế hành vi vi phạm bằng sáng chế. Một phán quyết bồi thường thiệt hại cuối cùng có thể ít được sử dụng đối với một bên đã mất SHTT của mình do các hành động của đối tác. Các tổ chức trọng tài đã giải quyết những lo ngại này bằng cách đưa ra quy định cho trọng tài viên xem xét và xác định các đơn xin khẩn cấp về hỗ trợ tạm thời, trong một số trường hợp được hỗ trợ bởi luật trọng tài quốc gia giúp đưa ra phán quyết ngay lập tức. (Ví dụ ở Singapore, các lệnh do trọng tài viên khẩn cấp ban hành có thể được thi hành trực tiếp thông qua Tòa án Singapore theo Mục 12(6) của Đạo luật Trọng tài Quốc tế) .

Thứ hai, trọng tài về cơ bản là một quy trình hợp đồng, được thành lập dựa trên thỏa thuận phân xử của các bên. Trong khi hội đồng trọng tài có thể quyết định vấn đề giữa các bên, nhưng không thể quyết định các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến bên thứ ba và cũng không có bất kỳ quyền hạn nào đối với bên thứ ba.

Điều này thể hiện rõ nhất khi xem xét hiệu lực của phán quyết trọng tài trong các tranh chấp về SHTT liên quan đến các quyền SHTT được cấp công khai như bằng sáng chế. Trong những trường hợp này, phán quyết của hội đồng trọng tài sẽ ràng buộc các bên tham gia, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến bên thứ ba. Ví dụ, nếu hội đồng trọng tài kết luận rằng bằng sáng chế của chủ sở hữu là không hợp lệ, chủ sở hữu bằng sáng chế có thể vui mừng vì quyết định này không có bất kỳ ảnh hưởng nào ngoài các bên tham gia tranh chấp. Không giống như thủ tục tố tụng tại tòa án, trong đó phán quyết sẽ có hiệu lực tiền lệ và ảnh hưởng rộng lớn hơn, tất cả đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của chủ sở hữu bằng sáng chế, khả năng trọng tài sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho danh mục SHTT của một bên là thấp hơn nhiều.  

Thứ ba, vấn đề về tính trọng tài, tức là vấn đề tranh chấp của các bên có khả năng được giải quyết bằng trọng tài hay không. Như đã thảo luận ở trên, trong các tranh chấp SHTT, câu hỏi này phần lớn đã được giải quyết theo hướng có thể tùy ý. Ngoại lệ đáng chú ý nhất là Trung Quốc, nơi các tranh chấp về bằng sáng chế và thương hiệu phải được đưa ra trước các cơ quan hành chính và tòa án.

Trọng tài quốc tế đặc biệt hữu ích cho việc giải quyết tranh chấp SHTT vì nó mang tính quốc tế. Đây là cơ chế giải quyết tranh chấp duy nhất tạo ra triển vọng thực sự. Tất cả các tranh chấp như vậy giữa các bên sẽ được giải quyết tại một diễn đàn, trước một hội đồng gồm những người ra quyết định, một cách nhất quán và chặt chẽ. Nó cũng cho phép các bên linh hoạt tổ chức quá trình giải quyết tranh chấp của họ theo cách phù hợp, hữu ích và hiệu quả. Nó tạo ra sự tự tin trong quy trình thông qua sự sẵn có của các diễn đàn trung lập và khả năng chỉ định các trọng tài viên chuyên nghiệp.  

Trong hầu hết các trường hợp mà các bên cho rằng họ có thể gặp phải tranh chấp thương mại liên quan đến quyền SHTT, trọng tài quốc tế ít nhất cũng đưa ra giải pháp tốt như bất kỳ vụ kiện tụng nào tại tòa án và giải pháp đó có khả năng phù hợp hơn, nhanh hơn so với kỳ vọng thương mại của các bên. 

Dương Ngọc Thái

Tin khác

Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.