SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Ứng dụng khoa học vào truy xuất nguồn gốc: Nhu cầu cấp bách trong thời kỳ hội nhập

07:09, 26/03/2021
(SHTT) - Ứng dụng công nghệ là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc là việc cần làm và cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 Làn sóng công nghiệp 4.0 với xu hướng số hóa và chuyển đổi số mang đến cơ hội nâng cao năng suất trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong nền kinh tế 4.0, thông tin về sản phẩm hàng hoá trong suốt quá trình từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ đều được theo dõi đến từng bước nhỏ. Nguồn thông tin này có thể được dùng để vào rất nhiều việc trong đó có việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, phân phối, dự báo, tuân thủ quy định xuất nhập khẩu v.v.

Để có một góc nhìn tổng thể về chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức chương trình hội thảo “Ứng dụng công nghệ tối ưu hiệu quả sản xuất – Tương lai của nguồn cung ứng toàn cầu”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng (TCĐLCL) nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

ung dung cong nghe

 Ứng dụng khoa học vào truy xuất nguồn gốc: Nhu cầu cấp bách trong thời kỳ hội nhập

Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc là việc làm cần thiết và cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi mà sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hàng hóa của doanh nghiệp này trở thành vật tư, hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp kia tạo thành một chuỗi cung ứng. Khi mà yêu cầu của người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, an toàn và và sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa, thì việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là chìa khoá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.

"Ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất là xu hướng và đang trở thành chiến lược mới cho các doanh nghiệp nhằm mục tiêu tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp trên thế giới", ông Trần Văn Vinh cho hay.

Cũng theo ông Trần Văn Vinh, để đón đầu xu hướng này, ngày 19/1/2019, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg về truy xuất nguồn gốc (Thường được gọi tắt là Đề án 100) nhằm xác định những nhiệm vụ cần thiết cần triển khai để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia sẽ đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc, với sự tham gia của tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, các đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng.

Được biết, thời gian qua, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia hiện đang triển khai một loạt các ứng dụng truy xuất như:

Ứng dụng truy xuất nguồn gốc đối với nông sản cho phép các đơn vị thực hiện cập nhật nhật ký điện tử, liên kết toàn bộ thông tin trong chuỗi cung ứng sản phẩm, người tiêu dùng có thể sử dụng thiết bị di động quét mã QR để xem lại toàn bộ lịch sử quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc là cơ sở quan trọng cho việc minh bạch thông tin quá trình sản xuất tới khách hàng, mang lại niềm tin cho khách hàng và cơ hội nâng cao giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp.

Ứng dụng bản đồ trái cây Việt Nam hỗ trợ quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại điện tử. Ứng dụng này có thể được phát triển thành giải pháp quản lý tổng thể hoạt động sản xuất nông nghiệp, cập nhật và theo dõi toàn bộ thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp trên từng thửa ruộng, làm cơ sở cho việc định hướng sản xuất và phán đoán xu hướng giá cả sản phẩm dựa trên thống kê nhu cầu tiêu thụ hàng năm.

Ứng dụng quản lý thẻ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giúp cho cảnh sát giao thông thuận tiện tra cứu thông tin, cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng thống kê tình trạng cấp bảo hiểm theo quy định và Công ty bảo hiểm quản lý hoạt động cấp bảo hiểm…

Hà Vân

Tin khác

Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.