SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Ứng dụng công nghệ số trong công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả

07:30, 01/12/2022
(SHTT) - Hiện nay, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy việc chống hàng giả, hàng nhái; bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng cũng như sự phát triển của công nghệ số.

 Những năm qua, thực trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, vẫn âm thầm diễn ra với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường. Đặc biệt, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán nhu cầu hàng hóa của người dân tăng mạnh, các đối tượng buôn lậu, hàng giả tăng cường hoạt động mạnh mẽ. Nhiều vụ việc vi phạm đã được các lực lượng chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời, đúng đối tượng, mang tính răn đe cao, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Để góp phần cùng các cơ quan chức năng tìm giải pháp cho những vấn đề đó, Trung tâm Tư vấn chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu đã nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện “Ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại đang lưu hành ở Việt Nam” với mục đích tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ công tác quản lý hoạt động thương mại một cách nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất; giúp cho sự phát triển và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp được thuận lợi; đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ năng của người tiêu dùng đối với hoạt động này. Ngân hàng dữ liệu các sản phẩm thương mại ra đời sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đối với cơ quan quản lý, dễ dàng theo dõi được lịch sử thay đổi của sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian, nhanh chóng tương tác hai chiều để cập nhật thông tin, giúp kiểm soát chất lượng, tình trạng phân phối và lưu hành sản phẩm, hỗ trợ quản lý giá sản phẩm một cách nhanh nhất và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, giúp cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp được thuận lợi. Đồng thời, giải quyết triệt để được các tranh chấp về thương mại nếu có tình huống xảy ra.

chong hang gia

 Ứng dụng công nghệ số trong công tác bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả

Đối với người tiêu dùng, ngân hàng dữ liệu sẽ giúp cho người tiêu dùng truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất về tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp đang lưu hành tại Việt Nam, hỗ trợ kiến thức sử dụng, tra cứu thông tin chính xác về nguồn gốc của sản phẩm, tra cứu giá sản phẩm, tra cứu hệ thống đại lý chính thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp…

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Công Tĩnh, Phó chủ tịch Hội sở hữu trí tuệ TP. HCM cũng đưa ra giải pháp giúp đẩy lùi nạn chống hàng giả, hàng nhái. Ông cho rằng các doanh nghiệp cần chú trọng đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ (như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế…) cho các sản phẩm và thực thi quyền lợi pháp lý của mình, từ đó giảm thiểu lượng hàng giả hàng nhái trên thị trường.

Trong khi đó, với góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Marketing Tập đoàn Quốc tế Á Châu đưa ra một số giải pháp giảm thiểu hàng giả, hàng nhái như đăng ký logo, nhãn hiệu; hợp tác với các cơ quan thẩm định để xử lý triệt để các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái.

Doanh nghiệp cần dán đầy đủ tem mác, bao gồm tem kiểm soát chất lượng và tem chống hàng giả để khách hàng mua sản phẩm có thể kiểm định ngay tại chỗ.Theo ông Minh, doanh nghiệp cũng cần chú trọng công tác truyền thông về vấn đề hàng giả, hàng nhái trên các kênh thông tin chính thống để khách hàng có thể phân biệt.

Giải pháp chống hàng giả, hàng nhái như sử dụng tem có mã QR giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đang chuyển dần sang sử dụng tem chống giả xác thực điện tử, tem truy xuất nguồn gốc điện tử. Với tem xác thực điện tử, mỗi sản phẩm sẽ được cấp một mã QR hoặc mã số duy nhất và sẽ được phủ cào, tránh hiện tượng bị làm giả. 

Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái vẫn còn nhiều gian nan phía trước. Tuy vậy, để có thể từng bước đẩy lùi vấn nạn này, cần có sự đồng bộ xử lý của các cơ quan chức năng, ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp và sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.

Thanh Hằng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.
Giải trí 16 giờ trước
(SHTT) - Hollywood đang chấn động trước làn sóng cáo buộc đạo nhạc của nhạc phim nguyên tác kinh điển “Phù thủy xứ Oz”. Sự việc này dấy lên những nghi vấn nghiêm trọng về bản quyền và tính sáng tạo trong ngành công nghiệp điện ảnh.