SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Ứng dụng 50 tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao

11:15, 18/09/2015
Sáng 16-9, tại Hà Nội, Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ (KH và CN) năm 2015. Dự hội nghị có đại diện các bộ: NN và PTNT, KH và CN, Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc hội, cùng các Sở NN và PTNT, KH và CN của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, các doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Viện, từ năm 2011 đến 2015, có 50 tiến bộ kỹ thuật (TBKT) được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất với quy mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong đó, có bốn dòng, tổ hợp lai các giống lợn, 16 dòng/giống gà, sáu dòng ngan, sáu dòng/giống vịt, bốn dòng đà điểu mới, hai chế phẩm probiotic, 17 quy trình kỹ thuật chế biến bảo quản thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc gia súc gia cầm, bốn quy trình chế biến, bảo quản các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa. Bảo tồn được 44 giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng…

Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực về những mặt làm được và những khó khăn tồn tại như: Do cơ sở vật chất chưa đầy đủ, diện tích đất đai tại một số đơn vị hạn chế, thiếu kinh phí hoạt động, nên việc triển khai công tác nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ khoa học ở một số đơn vị “mỏng”, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thị trường, nên việc chuyển giao kết quả nghiên cứu, dịch vụ khoa học vào sản xuất gặp khó khăn, chưa tạo được nhiều nguồn thu để trang trải các hoạt động. Bất cập về hành lang pháp lý cũng là “rào cản” đối với hoạt động KH - CN…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, theo Viện trưởng Viện Chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn, cần thực hiện một số giải pháp đồng bộ trong thời gian tới. Đó là, nên có sự thay đổi trong việc xác định các nhiệm vụ KH và CN trong lĩnh vực chăn nuôi. Bộ NN và PTNT ưu tiên xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu dài hạn đối với các sản phẩm chăn nuôi trọng điểm, mang tầm quốc gia và các sản phẩm vùng để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Bổ sung một số quy định về giao đất và cho thuê đất đối với tổ chức KH và CN và các quy định về việc huy động tài sản khác như nhà xưởng, thiết bị máy móc được nhà nước giao cho các tổ chức KH và CN quản lý để góp vốn vào liên doanh, liên kết trong nghiên cứu và sản xuất dịch vụ.

Về cơ chế khoán trong hoạt động KH và CN, đề nghị xem xét sửa đổi các quy định hiện hành theo hướng khoán triệt để hơn đến sản phẩm cuối cùng, thay vì chỉ dừng lại khoán một số hoạt động như hiện nay…

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.