Úc bào chế được chất giúp phục hồi tổn thương não
(SHTT) - Theo các nhà khoa học Úc, khi được tiêm vào não, hydrogel chứa các tế bào gốc do họ bào chế tự lắp ráp để tạo thành một mạng tổng hợp tương tự như mô não nơi các tế bào có thể phát triển, mang lại hy vọng mới cho những người bị chấn thương não, bệnh parkinson và bệnh nhân đột quỵ.
Các nhà khoa học tại Đại học quốc gia Úc và Đại học Deakin đã bào chế được một loại hydrogel giúp tăng cường điều trị tế bào gốc nhắm mục tiêu và tái tạo mô não bị tổn thương. Cụ thể, hydrogel có thể giúp sửa chữa hiệu quả mô não sau chấn thương trong trường hợp bị bệnh Parkinson và sau đột quỵ.
Hydrogel, bao gồm các tế bào gốc và được kết hợp với nhau chủ yếu bằng nước, có thể thay thế các phương pháp điều trị hiện tại kém hiệu quả. Hydrogel hoạt động như một thùng chứa các tế bào. Nhờ vào nền gel nên có thể dễ dàng đưa các tế bào gốc đến các khu vực bị tổn thương một cách hiệu quả.

Hiện nay, việc ghép tế bào gốc vẫn là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất, nhưng theo nhà nghiên cứu David Nisbet ở Đại học quốc gia Úc, vẫn tồn tại một số vấn đề lớn mà công nghệ cấy ghép tế bào gặp phải. Thách thức lớn nhất là số lượng tế bào thay thế sẽ chết sau khi chúng được đưa vào não. Hydrogel giúp khắc phục nhược điểm này.
Hydrogel không chỉ bảo vệ các tế bào khỏi viêm trong mô bị tổn thương, mà khi đã vào trong não, còn tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự sống sót và phát triển của tế bào. Môi trường này chủ yếu là giống mô não. Theo thời gian, các tế bào bắt đầu tích hợp vào các cấu trúc não, khôi phục hoạt động của cả hệ thống.
"Hydrogel của chúng tôi có thể bảo vệ các tế bào được cấy ghép khỏi viêm trong não bị tổn thương. Các tế bào sau đó bắt đầu tích hợp với mạch của não và góp phần đẩy nhanh quá trình sửa chữa và phục hồi chức năng của phần não bộ bị tổn thương trước đó", David Nisbet nhấn mạnh.
Vũ An
-
Sáng chế hữu ích: Quần tự phồng cứu nạn người đi xe máy
Cuộc thi sáng tạo khoa học dành cho học sinh: Hãy trả lại sân chơi cho các em
Khi nào hoàn thành khắc phụ sự cố đứt cáp quang biển quốc tế?
Gỗ trong phòng thí nghiệm: Tương lai xanh cho Trái đất
-
Sáng chế hữu ích: Quần tự phồng cứu nạn người đi xe máy
-
Cuộc thi sáng tạo khoa học dành cho học sinh: Hãy trả lại sân chơi cho các em
-
Khi nào hoàn thành khắc phụ sự cố đứt cáp quang biển quốc tế?
-
Gỗ trong phòng thí nghiệm: Tương lai xanh cho Trái đất
-
Chế tạo thành công cảm biến sinh học phát hiện SARS-CoV-2 chỉ trong vài giây
-
Phát triển thành công máy bay lai điện giúp hạn chế
-
Hôm nay bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 thứ 2 của Việt Nam
-
Sacombank cảnh báo hình thức giả mạo website để lừa đảo khách hàng
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
FPT Shop giao siêu phẩm Galaxy S21 Series đầu tiên tại Việt Nam cho khách hàng, sớm hơn 5 ngày so với thời gian dự kiến
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Tý
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Sửu
-
Tin tức tai nạn giao thông mới nhất, nóng nhất hôm nay 24/1/2021
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Dần
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Mão
-
Xem tuổi xông nhà xuân Tân Sửu 2021 cho người tuổi Thìn
-
Lịch âm 25/1 - Xem âm lịch hôm nay thứ 2 ngày 25/1/2021 - Lịch vạn niên 25/1/2021
-
Giá xăng dầu hôm nay 19/1: Giá dầu ngày 19/1 tiếp tục xu hướng giảm
-
Tin tức giá vàng hôm nay 19/1, Bảng giá vàng 9999, giá vàng SJC, PNJ, 24K mới nhất