SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Uber rút lui khỏi Việt Nam, Cục thuế TP.HCM liệu có truy thu được số tiền 53 tỷ?

07:59, 19/06/2018
(SHTT) - Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc truy số số tiền thuế còn lại của Uber sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì doanh nghiệp này đã rút khỏi Việt Nam.
grab

Uber rút lui khỏi Việt Nam, Cục thuế TP.HCM liệu có truy thu được số tiền 53 tỷ?. Ảnh minh hoạ: Zing.vn 

Theo thông tin trên tờ Tuổi Trẻ, đến nay Uber B.V đã kiện Cục Thuế TP ra tòa hai lần. Lần đầu tiên vào cuối tháng 12-2017 khi Cục Thuế TP.HCM gửi văn bản yêu cầu 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn là VCB, Eximbank, Sacombank, ACB và Vietinbank thực hiện cưỡng chế tài khoản Uber B.V trong 10 ngày, từ 1/1/2018 đến 10/1/2018.

Khi đó, Tòa án đã ra quyết định khẩn cấp tạm thời buộc Cục Thuế TP.HCM dừng truy thu thuế với Uber B.V. Tuy nhiên sau đó Tòa lại cho rằng Uber B.V chưa đủ tư cách pháp lý do vậy đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.

Sau đó vào tháng 3-2018 Uber B.V lại kiện Cục Thuế TP ra tòa lần 2.

Trong số 66,68 tỉ đồng thuế bị truy thu, Uber B.V đã nộp 13 tỉ đồng và hiện còn lại 53,3 tỉ đồng.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, Uber B.V đang "cầm đằng cán" trong việc né bị truy thu 53,3 tỉ đồng vì ngày 8/4 vừa qua Uber B.V đã chính thức rút khỏi Việt Nam sau khi bán lại thị phần cho Grab. Uber B.V cũng không có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam.

Vì sao Uber Việt Nam bị truy thu thuế hơn 66,68 tỉ đồng?

Được biết, Quyết định này được đưa ra sau khi Cục thuế TP.HCM tiến hành thanh tra công ty này. Thời gian thanh tra được tính từ khi Uber B.V bắt đầu hoạt động tại Việt Nam đến tháng 6/2017.

Sau khi thanh tra, Cục thuế TP đã ra quyết định xử phạt về hành vi kê khai sai sau dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gần 10,3 tỉ đồng đồng thời truy thu thuế với số tiền gần 51,48 tỉ đồng. 

Trong số thuế bị truy thu, có hơn 26,3 tỉ đồng là thuế VAT khấu trừ nộp thay, hơn 14,6 tỉ đồng thuế thu nhập cá nhân khấu trừ nộp thay và gần 10,5 tỉ thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà thầu nước ngoài.

Ngoài ra, theo quyết định của Cục Thuế TP.HCM, Uber phải nộp thêm số tiền chậm nộp tính đến ngày 31/8/2017 là hơn 4,9 tỉ đồng. Theo đó, tổng cộng Uber B.V phải nộp số tiền truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 66,68 tỉ đồng.

Bộ Công Thương điều tra chính thức vụ Grab mua Uber có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh

Trước đó, ngày 18/5, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD - Bộ Công Thương) đã ra Quyết định điều tra chính thức vụ việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, Cục CT&BVNTD sẽ tiến hành điều tra vụ việc theo đúng quy định của pháp luật cạnh tranh. Thời hạn điều tra chính thức là 180 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra chính thức; trường hợp cần thiết, có thể gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 60 ngày. Sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cục CT&BVNTD sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh tiến hành xử lý theo quy định.

Sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh tiến hành xử lý theo quy định.

Mới đây, Bộ Công Thương cho biết, ngày 16/4/2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-CT về việc điều tra sơ bộ hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế giữa Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam liên quan đến vụ việc Grab mua lại các hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Tại quyết định này, Cục cho biết đã tổ chức làm việc với các bên bị điều tra, tiến hành thu thập thông tin về thị trường liên quan từ các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. 

Quá trình điều tra sơ bộ đã xác minh các nội dung về bên bị điều tra, thị trường liên quan, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan và dấu hiệu của hành vi vi phạm. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%.

Như vậy Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định, vụ việc này có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế quy định tại Mục 3 Chương II Luật Cạnh tranh 2004.

Trước đó, Grab khẳng định tổng thị phần của doanh nghiệp này tại Việt Nam sau khi kết hợp với Uber vẫn thấp hơn 30%. Do đó, Grab cho rằng mình không cần phải báo cáo với cơ quan chức năng về giao dịch. Tuy nhiên, khi làm việc với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Grab chưa đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh cho nhận định của mình về việc thị phần thấp hơn 30%.

Hoàng Anh (t/h)

Tin khác

Kinh tế 1 phút trước
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết giá cà phê lên cao và nhanh khiến họ không trở tay kịp.
Kinh tế 8 giờ trước
(SHTT) - Tại khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An), Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD.
Kinh tế 8 giờ trước
(SHTT) - Theo nghiên cứu của IDC, với việc khảo sát hơn 2.100 doanh nghiệp với tổng số hơn 13 triệu nhân viên tại 16 quốc gia trên toàn cầu cho thấy: mỗi đô la đầu tư vào AI, các công ty sẽ thu về lợi nhuận trung bình là 3,5 đô la đến 8 đô la.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.