SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

TVS Motor và Bajaj ‘bắt tay’ hòa giải, kết thúc hơn một thập kỷ tranh chấp bằng sáng chế

17:07, 04/11/2019
(SHTT) – Sau 12 năm với nhiều vụ kiện lớn nhỏ, hai "ông lớn" trong ngành sản xuất xe hai bánh đã quyết định ký kết một thỏa thuận chung nhằm giải quyết êm đẹp cáo buộc vi phạm bằng sáng chế cũng như một loạt các vụ kiện liên quan khác.

Theo bản thỏa thuận, TVS Motor và Bajaj Auto đã đồng ý rút lại toàn bộ các vụ kiện đang chờ xử lý, bao gồm một vụ kiện của Bajaj cáo buộc TVS Motor vi phạm bằng sáng chế, một vụ kiện phỉ báng từ TVS Motor chống lại Bajaj cũng như nhiều vụ kiện liên quan khác. Những vụ kiện này trước đó đã được đệ trình lên Tòa án tối cao Madras, Tòa án Tối cao Bombay, Ban Phúc thẩm Sở hữu trí tuệ tại Chennai và các tòa án ở Sri Lanka và Mexico.

"Cả TVS Motor và Bajaj Auto đã thoả thuận rút các vụ kiện đang chờ xử lý và giải thoát cho nhau khỏi tất cả các trách nhiệm pháp lý, khiếu nại, yêu cầu và hành động đối với các thủ tục tố tụng chưa giải quyết. Không bên nào nhận được yêu cầu phải trả các khoản bồi thường hay tiền phạt như một phần của thỏa thuận nói trên”, tuyên bố cho hay.

14

TVS Motor và Bajaj chính thức ‘bắt tay’ hòa giải, kết thúc những tranh chấp pháp lý kéo dài hơn một thập kỷ

Được biết, tranh chấp giữa TVS Motor và Bajaj bắt đầu vào năm 2007, khi công ty TVS Motor ra mắt dòng xe máy mới của mình là TVS Flame 125 cc. Bajaj Auto sau đó đã cáo buộc TVS vi phạm công nghệ DTS-i (đánh lửa đôi kỹ thuật số) đã được cấp bằng sáng chế cho sản phẩm xe đạp của công ty mình. Phía TVS Motor đã lập luận rằng TVS Flame được trang bị động cơ ba van dựa trên công nghệ (Công nghệ thông minh kiểm soát đốt cháy theo thời gian), khác với công nghệ được sử dụng bởi Bajaj Auto.

Tuy nhiên, Bajaj Auto vẫn một mực cáo buộc công nghệ CCVT-i của TVS Motor là bản sao của hệ thống DTS-i. TVS Motor sau đó đã đệ đơn kiện lên Tòa án tối cao Madras để chống lại những yêu sách từ phía Bajaj, đồng thời kiện công ty này về hành vi phỉ báng, mức bồi thường lên đến 2,5 tỷ Rupee (khoảng hơn 800 tỷ đồng).

Vào tháng 5 năm 2009, Tòa án tối cao Madras đã cho phép TVS Motor sử dụng công nghệ DTS-i của mình do họ nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt dễ nhận thấy giữa cấu hình 3 van của TVS và cấu hình 2 van của Bajaj. Nhà sản xuất xe Bajaj Auto đã lập tức đệ đơn kháng cáo quyết định của Tòa án.

Hàng loạt những tranh chấp, cáo buộc gay gắt sau đó vẫn lên tục diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến cả TVS Motor và Bajaj. Do đó, quyết định bắt tay hòa giải đưa ra vào thời điểm hiện tại được đánh giá là hợp lý, đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn một thập kỷ.

Thúy Hằng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.