SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Tương lai ngành Trí tuệ nhân tạo Việt Nam: Cơ hội hay thách thức?

10:41, 07/09/2021
(SHTT) - Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hình thành và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, được ứng dụng trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, giao thông vận tải, giáo dục...

 Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu đưa AI trở thành công nghệ mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới

Vì vậy Mạng lưới Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam - Australia (Vietnam - Australia AI) được khởi động nhằm tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động về AI tại Việt Nam cùng hợp tác với Úc, làm tiền đề xây dựng một cộng đồng hợp tác bền vững về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, cũng như quốc tế trong tương lai.

Hoạt động của mạng lưới là xây dựng và tạo cơ hội cho nhân lực ngành AI, kết nối cộng đồng nghiên cứu và tiếp cận với các thông tin chính sách, chương trình hỗ trợ AI của nhà nước, trước mắt là của Bộ Khoa học và Công nghệ. Các doanh nghiệp tham gia có cơ hội hỗ trợ kết nối chuyên gia tìm giải pháp ứng dụng AI; kết nối các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước học hỏi kinh nghiệm triển khai và chuyển giao công nghệ, cung-cầu giải pháp về AI. 

tri  tue nhan tao

 Tương lai ngành Trí tuệ nhân tạo Việt Nam: Cơ hội hay thách thức?

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết: Bước đầu, mạng lưới sẽ xây dựng phần mềm quản lý và không gian cộng đồng trực tuyến để các thành viên tham gia sinh hoạt định kỳ, chia sẻ, đóng góp và phát triển ngành AI tại Việt Nam. Sau đó, mạng lưới sẽ mở rộng hợp tác tới nhiều quốc gia khác và hướng tới xây dựng một cộng đồng AI bền vững với nhiều hoạt động phát triển ngành khoa học máy tính tại Việt Nam.

Theo dữ liệu của Mạng lưới Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam - Australia (Vietnam - Australia AI), số lượng bài báo quốc tế liên quan đến AI của Việt Nam liên tục tăng, đặc biệt trên các tạp chí quốc tế uy tín. Trong giai đoạn 1996-2018, lượng công bố khoa học của Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Web of Science (cơ sở dữ liệu trích dẫn các tạp chí khoa học thế giới được tuyển chọn và quản lý bởi Clarivate Analytics) và Scopus (một cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) đứng thứ 5/10 trong khu vực ASEAN. Trên Scopus, lượng bài công bố về AI của Việt Nam chiếm khoảng 5,3%, gồm 1.643 bài về kỹ thuật AI lõi, 1.096 bài về thị giác máy tính.

Năm 2010, Việt Nam có 134 công bố khoa học về AI. Sau 7 năm, con số trên đã tăng gấp 4 lần, đạt 532 và 525 bài viết trong các năm 2017 và 2018. Từ 2010-2018, lượng công bố khoa học về AI của Việt Nam là gần 2.500 bài. Việt Nam có 372 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế về AI, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN. Năm 2019, tổng số nhân lực trong ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) của Việt Nam khoảng 970.000 người, trong đó lĩnh vực phần mềm và nội dung số chiếm khoảng 180.000 người. Lượng cán bộ nghiên cứu về AI (trong và ngoài nước) là 1.600 người.

Có thể thấy, tại Việt Nam, AI đã được ứng dụng trong một số ngành thuộc nhóm kinh tế - xã hội. Dù vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng và thách thức để công nghệ này tiếp tục phát triển, đi sâu vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Một trong những thách thức đó là vấn đề nhân lực. Hiện nay tại Việt Nam còn thiếu những tổ chức đào tạo, nghiên cứu top đầu khu vực và thế giới, doanh nghiệp nội địa chưa nỗ lực nghiên cứu và phát triển, trong khi năng lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng AI trong các cộng đồng hàn lâm, công nghiệp chưa tốt.

Theo Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu VinAI Research (Tập đoàn Vingroup), công tác đào tạo tại các trường đại học là mấu chốt để giải quyết vấn đề nhân lực. Hiện tại, các trường đại học về khoa học và kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam đều triển khai các chương trình đào tạo khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mở ngành học này và trong 2 năm qua, số lượng sinh viên đăng ký rất đông, nhưng nhà trường chỉ tuyển với số lượng hạn chế (60 sinh viên năm 2019 và 80 sinh viên năm 2020), nên điểm đầu vào luôn thuộc tốp đầu trong các ngành của trường. Năm 2021, nhà trường sẽ tuyển 100 sinh viên.

Trong khi đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Thủy lợi cho biết, năm 2020, nhà trường đã mở chuyên ngành AI và khoa học dữ liệu, nhưng rất khó tuyển sinh, vì nhiều phụ huynh và sinh viên chưa hiểu về lĩnh vực này. Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sỹ Vinh, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông tin, trường đang xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về AI dành cho sinh viên từ năm thứ ba, khi sinh viên có kiến thức nền tảng, như: Toán thống kê, toán ứng dụng, lập trình.

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Liên kết hữu ích