SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Tương lai nào cho thương hiệu Việt?

06:09, 01/01/2017
Tương lai của nền sản xuất nước nhà rồi sẽ ra sao trong bối cảnh có ngày càng nhiều sản phẩm “mác nội” do doanh nghiệp ngoại sở hữu.

 Tính ra đã trải qua hơn 30 năm ra đời và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Sự xuất hiện của những tên tuổi đi tiên phong từ thời kỳ sơ khai của kinh tế dân doanh như Biti’s, Trung Nguyên, Bita’s, Kinh Đô, Thiên Long… đã thổi luồng gió mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự hội nhập của nền kinh tế vào sân chơi thương mại toàn cầu đặt thương hiệu Việt vào một thử thách mới, đầy cam go và không ít cơ hội. Đó là cần xây dựng chiến lược sản phẩm tiêu dùng cho thị trường gần 100 triệu dân, tạo ra những thương hiệu lớn mạnh của quốc gia và tiến ra biển lớn; thứ nữa là làm cách nào để doanh nghiệp trong nước tự tin hòa vào sân chơi khốc liệt ngoài kia, chiến lược công nghệ và kinh doanh như thế nào để thương hiệu Việt có tên trên bản đồ thế giới?

tuong lai nao cho thuong hieu viet

 Tương lai nào cho thương hiệu Việt?

Chiến lược mới cho cuộc chơi mới

Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được ban hành năm 1990 mặc dù chưa đầy đủ và hoàn chỉnh song đã tạo ra một hành lang thể chế cho khu vực tư nhân phát triển. Trong lĩnh vực ngân hàng, VP Bank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) là ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1993, đánh dấu một cột mốc lớn trong lịch sử non trẻ của ngành ngân hàng. Tại thời điểm đó, “tư nhân” vẫn còn là điều quá mới mẻ, thậm chí hàm ý không tích cực. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế tài chính Lê Trọng Nhi, số lượng doanh nghiệp tư nhân được thành lập mỗi năm tăng rất nhanh trong giai đoạn 1993-1997, từ 6.808 doanh nghiệp năm 1993 tăng lên 25.002 doanh nghiệp năm 1997. Ông Nhi cho biết, miền Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đã từng có một nền kinh tế thị trường từ trước năm 1975, do vậy khi đất nước mở cửa với thế giới, TP.HCM đã ngay lập tức đi đầu trong phong trào khởi nghiệp với nhiều tên tuổi ra đời và liên tục phát triển. Có thể kể đến kem đánh răng Dạ Lan, giày dép Biti’s, nước rửa chén Mỹ Hảo, hoa quả sấy khô Vinamit, bánh kẹo Kinh Đô…

Tuy nhiên, ngoài một số thương hiệu đã chắc chân trên thị trường trong nước như Biti’s, Kinh Đô (KIDO) hay Thiên Long… nhiều cái tên đã biến mất hoặc buộc phải bán cho nước ngoài như kem đánh răng Dạ Lan, nước rửa chén Mỹ Hảo, bánh kẹo Kinh Đô (bán cho Tập đoàn Mondélez International của Mỹ, công ty cũ đổi tên thành KIDO và chuyển sang sản xuất dầu ăn, gia vị, mỳ gói và giữ mảng kem với các sản phẩm Melano và Cerano). Tiền thân của Kinh Đô chỉ là một cơ sở làm bánh mỳ có 70 người. Đáng tiếc nhất là sự biến mất của thương hiệu nước hoa Thanh Hương và kem đánh răng Dạ Lan (Công ty Sơn Hải là chủ sở hữu). Gần đây, chúng ta tiếp tục chứng kiến nhiều thương hiệu có tiếng của người Việt Nam, đặt tại Việt Nam bị thâu tóm như điện máy Nguyễn Kim, điện máy Trần Anh…

Nếu như trong thời kỳ sơ khai, chìa khóa thành công của thương hiệu Việt Nam nằm ngay tại thị trường nội địa và phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, thì bối cảnh ngày nay buộc doanh nghiệp Việt phải có thêm những chìa khóa mới, nhằm mở ổ khóa thị trường toàn cầu. Chìa khóa đó là phải hiểu rõ và chiếm giữ được thị trường nội địa trước tiên, sau đó áp dụng công nghệ và sản phẩm mới, được hậu thuẫn bởi chiến lược tiếp thị và thương hiệu chuyên nghiệp hùng hậu, nhằm bước ra thế giới.

Sinh ra, mất đi và tương lai

Theo ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch Masso Consulting, trước năm 1995, Dạ Lan là một trong hai thương hiệu thuộc khu vực tư nhân phát triển với tốc độ nhanh nhất cả nước, chỉ chịu xếp sau P/S (do doanh nghiệp tư nhân Phong Lan sản xuất). Năm 1995, khi các ông lớn của thế giới là Unilever và Colgate Palmolive chính thức đặt chân vào Việt Nam, họ đã đặt vấn đề liên doanh lần lượt với hai thương hiệu này. Một thời gian ngắn sau đó, Unilever mua P/S. Dạ Lan được bán cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD với thỏa thuận Colgate Palmolive sẽ tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu Dạ Lan. Thế nhưng, sau khi mọi thủ tục chuyển nhượng và liên doanh hoàn thành, thương hiệu Dạ Lan chỉ tồn tại thêm có… 3 tháng, nhường chỗ cho kem đánh răng Colgate.

Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2007 ghi dấu sự phát triển chóng mặt của doanh nghiệp Việt, thời kỳ mà chuyên gia kinh tế Trần Vinh Dự gọi là “như nấm mọc sau mưa”. Tạm coi đây chính là thời niên thiếu, “tuổi dậy thì” của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Đặc trưng của thời này là các công ty sản xuất kinh doanh rất đa dạng, như FPT làm phần mềm; Hoàng Anh Gia Lai trồng và chế biến cao su, làm thủy điện; Hòa Phát sản xuất thép và khai thác khoáng sản và mới đây lấn sân sang nông nghiệp; ACB, Sacombank, Techcombank chọn lĩnh vực tài chính ngân hàng; Vingroup làm đủ thứ dù hiệu quả chưa bàn đến; Minh Phú, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn chuyên xuất khẩu tôm và các loại thủy sản xuất khẩu…

Tuy vậy, chúng ta đang chứng kiến khá nhiều thương hiệu lớn do người Việt gây dựng lần lượt được “gả bán” cho nước ngoài, từ Prime (gạch men); Kinh Đô (bánh kẹo); Diana (băng vệ sinh)… Không phủ nhận lợi ích của doanh nghiệp Việt khi quyết định bán thương hiệu cho đối tác nước ngoài, nhưng nhóm bi quan cho rằng cứ đà này khoảng 10 năm nữa số doanh nghiệp đủ tầm để cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bán cho nước ngoài, nhưng bức tranh tổng thể cho thấy chủ yếu là cơn sốt đầu tư trái ngành của các doanh nghiệp tư nhân. Một nguyên nhân khác là nguồn lực nội tại không đủ để doanh nghiệp Việt Nam tự nuôi bản thân và tăng trưởng, cho nên buộc phải bán cổ phần cho nước ngoài.

Chúng ta không cần bi quan trước thực trạng này. Điều cần làm bây giờ là thức tỉnh doanh nghiệp Việt, làm cho họ tự hào và tìm cách gìn giữ thương hiệu Made in Vietnam, thay vì cái gật đầu với đối tác ngoại.

Theo Doanhnhanonline

Tin khác

Kinh tế 34 phút trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 36 phút trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 6 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...