SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Từng bước đưa Al 'made in Vietnam' vươn xa toàn cầu

07:20, 20/04/2022
(SHTT) - Việt Nam đã có sự đầu tư mạnh mẽ, đúng hướng, thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo một cách hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu không chỉ được tận dụng để phát triển các sản phẩm công nghệ có giá trị thương mại mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề đặt ra từ cuộc sống.

 Trí tuệ, còn được gọi là trí thông minh (intelligence), được định nghĩa là khả năng học hỏi và thực hiện các kỹ thuật phù hợp để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu, phù hợp với bối cảnh trong một thế giới không chắc chắn, luôn thay đổi. Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) được xem là “khoa học và kỹ thuật tạo ra những cỗ máy thông minh”.

Thời gian qua, AI đã được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông hay thương mại điện tử tại Việt Nam. Trí tuệ nhân tạo cũng đã chứng minh hiệu quả của công nghệ trong việc hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu.

tri tue nhan tao1

 

Theo dữ liệu của Vietnam - Australia AI, số lượng bài báo quốc tế liên quan đến AI của Việt Nam liên tục tăng, đặc biệt trên các tạp chí quốc tế uy tín. Trong giai đoạn 1996-2018, lượng công bố khoa học của Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Web of Science (cơ sở dữ liệu trích dẫn các tạp chí khoa học thế giới được tuyển chọn và quản lý bởi Clarivate Analytics) và Scopus (một cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) đứng thứ 5/10 trong khu vực ASEAN. Trên Scopus, lượng bài công bố về AI của Việt Nam chiếm khoảng 5,3%, gồm 1.643 bài về kỹ thuật AI lõi, 1.096 bài về thị giác máy tính.

Năm 2010, Việt Nam có 134 công bố khoa học về AI. Sau 7 năm, con số trên đã tăng gấp 4 lần, đạt 532 và 525 bài viết trong các năm 2017 và 2018.

Từ 2010-2018, lượng công bố khoa học về AI của Việt Nam là gần 2.500 bài. Việt Nam có 372 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế về AI, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN. Năm 2019, tổng số nhân lực trong ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) của Việt Nam khoảng 970.000 người, trong đó lĩnh vực phần mềm và nội dung số chiếm khoảng 180.000 người. Lượng cán bộ nghiên cứu về AI (trong và ngoài nước) là 1.600 người.

Theo PGS. TS. Nguyễn Long Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Tiên tiến về trí tuệ nhân tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hạ tầng chia sẻ dữ liệu và hạ tầng mạng lưới tính toán đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển những ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Chúng có thể được xem là nền tảng cho các nhóm nghiên cứu cùng thiết kế những mô hình chia sẻ các công cụ về AI, từ đó xây dựng các giải pháp giải quyết các bài toán cụ thể khác nhau.

Để cho ra đời những sản phẩm tốt nhất, cần đảm bảo chất lượng, số lượng, đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, có liên kết giữa nghiên cứu và ứng dụng.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, nguồn nhân lực cần được phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu cũng như đào tạo về kĩ năng trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng.

Thứ hai là cần hình thành những hành lang pháp lý để thúc đẩy triển khai trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, đặc biệt quan tâm những vấn đề về đạo đức, quy định để mà sử dụng những ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh đào tạo nhân lực, PGS. TS Trần Minh Triết, Đại học Quốc gia TPHCM cho hay, đào tạo không chỉ dừng lại trong nhà trường mà cả những quá trình ra xã hội, quá trình đào tạo cần sự liên kết nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, bởi AI chỉ phát huy được sức mạnh khi có sự kết hợp với những kiến thức chuyên môn các lĩnh vực khác. Thúc đẩy đào tạo để khắc phục một khó khăn hiện nay là lực lượng nghiên cứu AI ở Việt Nam còn rất mỏng.

Cũng nhìn ở góc độ chuẩn bị nguồn nhân lực, theo TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện VinAI Research, có 4 vấn đề cần chú trọng nếu muốn phát triển AI: Nhân sự vừa chất lượng, vừa đủ số lượng; đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu; đào tạo thế hệ trẻ chuyên về AI để tiếp nối; kết nối giữa nghiên cứu và ứng dụng, tạo ra được sản phẩm. TS. Hưng cho rằng, một trong những trở ngại là lực lượng nghiên cứu AI người Việt chưa có môi trường để thể hiện và bệ phóng để phát huy, dù tất cả đều trẻ, tài năng, thông minh.

Hà Trang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.