SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 15/01/2025
  • Click để copy

Từ vụ Tiktoker Mr Pips, người dân cần tỉnh táo khi tham gia đầu tư trực tuyến

07:31, 15/12/2024
(SHTT) - Vụ việc Phó Đức Nam (hay TikToker Mr Pips) thành công dụ dỗ tham gia hoạt động đầu tư trực tuyến và lừa đảo được hơn 5.200 tỷ đồng cho thấy những mối nguy hiểm khi tham gia đầu tài chính lợi nhuận cao trên không gian mạng.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, từ năm 2019, các đối tượng lập đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo mô hình của các công ty môi giới chứng khoán.

Với gần 2.000 nhân viên, đường dây lừa đảo do Mr Pips điều hành đã sử dụng nhiều tài khoản Zalo, Telegram, Viber để lập ra nhiều hội nhóm đầu tư với cái tên mỹ miều như: VIP, đầu tư thông minh, chiến lược đầu tư thông minh... và giả làm các chuyên gia tài chính, 'thầy' đọc lệnh, phân tích kỹ thuật nhằm dụ dỗ, kéo nạn nhân vào bẫy giăng sẵn.

Thủ đoạn lừa đảo này của các đối tượng như Tiktoker Mr Pips đã nhiều lần được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo khi kịch bản chung đều nhắm đến lòng tham, sự nhẹ dạ cả tin và thiếu cẩn trọng của nạn nhân để dụ dỗ, từng bước chiếm đoạt tài sản.

static-images.vnncdn.net-vps_images_publish-000001-000003-2024-12-10-_re71w199a11-55vhqhffzs2-j5hs6zmzm03-94169

 

Để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các đối tượng đã cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các sàn đầu tư chứng khoán. Ban đầu, nhóm đối tượng dùng các thủ đoạn để dụ dỗ khách hàng giao dịch nhiều lần với số lượng tiền thấp, có lãi và rút tiền được, sau đó thúc đẩy tăng vốn giao dịch. Khi khách hàng không còn khả năng về tài chính thì các đối tượng can thiệp vào hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách đã chuyển.

Bên cạnh đó, các sàn giao dịch lừa đảo không có giấy phép hoạt động rõ ràng, lợi nhuận hứa hẹn quá cao và thường yêu cầu nạp tiền liên tục. Khi người dân đầu tư bị thua lỗ, các đối tượng lừa đảo sẽ tiếp tục thuyết phục nạn nhân nạp thêm tiền để "gỡ gạc".

Mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo về các chiêu thức lừa đảo đầu tư trực tuyến, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người dân trở thành nạn nhân của những lời hứa hẹn về lợi nhuận trên trời mà các đối tượng lừa đảo đưa ra.

Để bảo vệ tài sản của mình, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo:

 Người dân cần cảnh giác không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website, ứng dụng đầu tư tiền ảo.

 Tuyệt đối KHÔNG TIN TƯỞNG vào các lời mời đầu tư lợi nhuận cao, KHÔNG THAM GIA vào các nhóm kín hoặc cộng đồng trực tuyến dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa xác minh được danh tính, uy tín của tổ chức, không rõ nguồn gốc.

 Không vội vàng chuyển tiền cho những đối tượng hoặc tổ chức lạ khi chưa xác minh được danh tính.

 Trước khi tham gia bất kỳ dự án đầu tư nào, người dân cần tìm hiểu kỹ về tổ chức hoặc cá nhân mời gọi đầu tư thông qua nhiều cách khác nhau như kiểm tra giấy phép hoạt động, các đánh giá từ người dùng khác, và các chứng chỉ hợp pháp.

 Chỉ tải các ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng chính thức (Google Play, App Store). Không tải ứng dụng từ các nguồn không rõ ràng tránh nguy cơ bị cài cắm mã độc, chiếm quyền điều khiển thiết bị dẫn đến bị chiếm đoạt tài sản và đánh cắp thông tin cá nhân.

 Không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng cho các đối tượng không rõ danh tính dưới mọi hình thức.

 Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho bản thân, giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, người dân hãy trang bị cho chính mình 5 kỹ năng nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo thông qua Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” được phát hành bởi Cục An toàn thông tin.

Tải về Cẩm nang "Kỹ năng nhận diện và phóng chống lừa đảo trực tuyến" tại đây.

PV

Tin khác

Pháp luật 6 giờ trước
(SHTT) - Lợi dụng nhu cầu tìm việc để kiếm thêm thu nhập trong dịp giáp Tết Nguyên đán, nhiều đối tượng đã có những chiêu trò tinh vi nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân.
Pháp luật 9 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, mạng xã hội như Facebook, TikTok tràn lan thông tin rao bán tiền giả. Cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều vụ việc tuy nhiên các giao dịch vẫn diễn ra tinh vi, gây ra nhiều hệ luỵ. Người dân cần nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không tham gia vào hành vi vi phạm pháp luật này.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cận Tết, các chiêu trò lừa đảo như mời gọi “khuyến mãi Tết,” “vé xe, vé máy bay giá rẻ,” hay “việc nhẹ lương cao” lại rộ lên, đánh vào tâm lý cần thiết và mong muốn tiết kiệm của nhiều người.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chia sẻ về thực tiễn của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, công an các tỉnh Hòa Bình, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh đã thành công triệt phá thành công ổ nhóm có hành vi mua bán phần mềm chứa mã độc để sử dụng tấn công mạng.
. ..