SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Từ vụ Khaisilk: Tràn lan hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt trên thị trường

06:53, 31/10/2017
(SHTT) - Vụ Khaisilk thừa nhận bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” trong một thời gian dài một lần nữa làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng về hàng Việt trên thị trường Việt.

Việc Khaislilk thừa nhận bán khăn lụa Trung Quốc gắn mác "made in Việt Nam" trong một thời gian dài đã khiến người tiêu dùng Việt Nam không khỏi bàng hoàng. Bởi lẽ, Khaisilk được biết đến như một doanh nghiệp lớn, có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng lại đi theo con đường nhập nhèm "tranh tối tránh sáng" ấy, thì không biết còn bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn "nhập nhèm" chưa bị bóc trần.

Thực tế có thể thấy, việc hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt không còn là câu truyện xa lạ. Chưa kể đến nó thân thuộc đến mức người tiêu dùng còn nghiễm nhiên khẳng định cứ hàng rẻ mua trên thị trường thì nghiễm nhiên là "hàng Trung Quốc". Theo lời giải thích của họ thì, chỉ có hàng Trung Quốc mới có giá rẻ và mẫu mã bắt mắt. Hàng Việt nếu có chất lượng tốt thì phần đa là xuất khẩu, không thì giá cũng khá cao nên khó có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc ở ngay chính sân nhà.

keo_ycvh

Từ vụ Khaisilk: Tràn lan hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt trên thị trường 

Thông tin từ Cục Hải quan TP.HCM cho biết, từ tháng 6/2017 đến nay đã phát hiện và bắt giữ hơn 13 lô hàng áo quần, giày dép, phụ kiện, máy in... của 5 doanh nghiệp (DN) nhập khẩu được gắn mác xuất xứ “Made in Vietnam”. Đặc biệt, nhiều mặt hàng thời trang mang thương hiệu nổi tiếng hoặc dạng hàng xuất khẩu đều gắn “Made in Vietnam” nhưng lại được nhập từ Trung Quốc. 

Cơ quan chức năng cho biết, những lô hàng trên thường được nhập vào Việt Nam dạng tam hợp, tái xuất qua Campuchia, Lào hoặc bằng một con đường nào đó trà trộn để đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ.

Không chỉ chỉ riêng mặt hàng thời trang, nhiều nghành nghề khác cũng không nằm ngoài "vòng quay" này. Trước đó, tháng 6/2016, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 phát hiện gần 5.000 thùng gạch men được nhập từ Trung Quốc song qua kiểm tra, toàn bộ trên bao bì sản phẩm ghi nhãn hiệu R.P, được sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A (Bà Rịa-Vũng Tàu) của Công ty gạch men H.G. Tuy nhiên, DN này khẳng định không có bất cứ mối quan hệ gì với đối tác ở Trung Quốc và cũng chưa từng xuất khẩu mặt hàng nhãn hiệu R.P vào thị trường này. 

Có thể nói, để tình trạng hàng tàu "lấn át" hàng Việt, thì "tiên trách kỷ, hậu trách nhân"

Hàng hóa Trung Quốc được bày bán rất đa dạng về mẫu mã, trong khi đó giá thành lại thấp hơn hẳn so với hàng Việt. Một chiếc bát của Việt Nam rất đẹp được bày bán trên thị trường có giá 150.000 đồng/1 chiếc, nhưng hàng Trung Quốc cũng thế chỉ bán với giá 15.000 đồng. Rõ ràng công nghệ của ta không bằng họ. Chưa kể đến mẫu mã của hàng Trung Quốc thường rất đẹp mắt, trong tinh vi và để lại nhiều ấn tượng hơn.

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội  chia sẻ thêm về nguyên nhân khiến cho hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt ngày càng nhiều là do chất lượng kém, độc hại bị người tiêu dùng tẩy chay. Ngoài ra, hàng Thái đang chiếm lĩnh thị trường nên nhà sản xuất ở Trung Quốc phải thay đổi “chiêu”, trong đó “đội lốt” hàng Việt là một trong những chiêu trò.

Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp khẳng định, việc hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt là một thảm họa cho doanh nghiệp nội địa vì không cạnh tranh nổi. Không ít nhà sản xuất, làng nghề truyền thống Việt lặng lẽ “qua đời” bởi thảm họa hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, theo Thanh Niên.

Lan Nhi (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với Trạm CSGT Đức Phổ - Công an tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang lưu thông trên thị trường.