SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Từ vụ Gateway: Ngồi trên ôtô đóng kín bao lâu có nguy cơ bị ngạt thở, sốc nhiệt?

06:59, 08/08/2019
(SHTT) - Ngạt thở và sốc nhiệt là hai nguyên nhân chính khiến con người có thể tử vong khi ở trong ôtô đóng kín và không mở máy lạnh, nhất là xe đậu giữa trời nắng.

 Ngồi trên ôtô đóng kín bao lâu có nguy cơ bị ngạt thở, sốc nhiệt?

Theo thông tin trên báo Người Lao Động, xung quanh sự việc đau lòng học sinh 6 tuổi tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Quốc tế Gateway (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), nhiều chuyên gia y tế cảnh báo khi bị bỏ quên trên ôtô đã tắt động cơ, đóng kín cửa, để giữa trời nắng, trẻ đối mặt với nguy cơ ngạt thở và sốc nhiệt.

Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ngạt thở và sốc nhiệt là hai nguyên nhân chính khiến con người có thể tử vong khi ở trong ôtô đóng kín và không mở máy lạnh, nhất là xe đậu giữa trời nắng. 

1_UEWS

 

Theo bác sĩ Chính, ôtô là khoang kín, không có dưỡng khí, khi trẻ hốt hoảng, la hét, thở nhanh thì dưỡng khí trong khoang càng nhanh hết và ngạt là điều tất yếu. Ngay cả khi ngủ trong ôtô đóng kín, bật điều hòa cũng dễ bị ngạt khí, bởi khi xe đóng kín cửa nổ máy, mức oxy bên trong xe giảm, khí carbon monoxide do rò rỉ khí thải tăng lên. Khí CO2 không mùi, không vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt không hề có phản ứng tự vệ, cơ thể không được báo trước. Đến khi bị sốc do thiếu oxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê, lịm dần và tử vong do ngạt.

"Nhiều người cho rằng sốc nhiệt chỉ xảy ra khi để xe ở ngoài trời nắng nhưng cách hiểu này là chưa đầy đủ, ngay cả khi ngồi trong ôtô đóng kín mà để xe dưới bóng râm cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt. Thông thường nhiệt độ trong xe cao gấp đôi so với nhiệt độ ngoài trời, đặc biệt khi xe không nổ máy. Với cơ thể người khi thân nhiệt lên đến ngưỡng 40 độ C có thể xảy ra tình trạng sốc nhiệt, đến 42 độ C hoặc cao hơn sẽ làm rối loạn các cơ quan dẫn đến tử vong"- bác sĩ Chính giải thích.

Bác sĩ Chính cho biết chỉ cần ngồi lâu trong ôtô đóng kín, chưa nói đến chuyện khóc lóc, la hét, hoảng sợ thì đã có nguy cơ bị ngạt thở, sốc nhiệt. Đây là những yếu tố làm tổn thương não, ảnh hưởng tới thần kinh gây nguy hiểm đến tính mạng do tiếp xúc nhiệt độ cao gây ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề vì tổn thương não.

Trên thế giới, hầu hết các ca được phát hiện bỏ quên trên xe đều tử vong. Có trường hợp được cứu sống nhưng tổn thương não, trẻ chịu di chứng thần kinh suốt đời.

Trẻ cần được trang bị kĩ năng gì để thoát chết khi phát hiện mình bị bỏ quên trên ô tô?

Theo Trí Thức Trẻ, bên cạnh việc trang bị cho trẻ những kĩ năng an toàn khi đi xe ô tô, một việc quan trọng không kém là bố mẹ nên dạy trẻ những kĩ năng thoát hiểm sau trong tình huống xấu đó là bị bỏ quên một mình trên xe buýt, trên ô tô cá nhân:

- Giữ bình tĩnh: Việc trước tiên cần dạy trẻ nếu chẳng may bị bỏ quên một mình trên xe ô tô đó là phải thật bình tĩnh. Giữ bình tĩnh sẽ giúp trẻ không hoảng loạn và tìm được cách thoát thân. Trong trường hợp chưa có cách thoát nạn, bình tĩnh sẽ giúp trẻ chờ đợi khi có người đến mở cửa xe cứu thoát để đưa ra ngoài.

- Thử mở các cửa ô tô: Khi chẳng may bị bỏ quên một mình trên xe ô tô, hãy dạy trẻ thử mở các cửa chính và cửa sổ của xe xem có được không. Biết đâu may mắn có một cánh cửa xe chưa được đóng kín hoàn toàn thì cơ hội thoát thân cho trẻ đơn giản hơn nhiều.

- Liên lạc với mọi người ở bên ngoài: Với trẻ đã đến tuổi đến trường (khoảng từ 6 tuổi trở lên), trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị hay với trẻ lớn hơn là một chiếc điện thoại để liên lạc trong trường hợp cấp bách vô cùng cần thiết. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách gọi điện với bố mẹ, giáo viên hoặc cảnh sát, cứu thương khi có sự cố xảy ra là bị nhốt trong xe ô tô một mình.

 - Bấm còi xe. Có một số loại xe ô tô khi đã tắt máy nhưng bấm còi vẫn phát ra âm thanh, vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con bấm còi xe để thu hút sự chú ý từ người xung quanh.

Tuy nhiên, bất cứ xe ô tô nào cũng có rất nhiều công tắc và nút điều khiển, vì vậy việc nhận ra vị trí còi xe không hề đơn giản với trẻ. Đa phần còi xe được lắp đặt giữa vô lăng của xe. Bố mẹ có thể giúp trẻ nhận ra vị trí còi xe thông qua hình ảnh, clip hoặc chỉ dẫn trực tiếp khi trẻ đi ô tô cùng bố mẹ.

- Đập mạnh vào cửa: Với trẻ nhỏ không có điện thoại cá nhân hoặc đồng hồ định vị, việc trẻ cần làm lúc này là dùng hết sức hoặc bất cứ vật gì nặng trên xe đập cửa thật mạnh, hét thật to để người bên ngoài biết tìm cách giải cứu. Các vật nặng có thể kể đến như hộp bút, cặp sách, ô hay vật bằng kim loại như khóa dây an toàn, chìa khóa... dùng chúng đập mạnh vào cửa xe sẽ có tác dụng phát ra âm thanh thu hút sự chú ý bên ngoài. Ngoài các đồ vật trên, trẻ có thể tác động vào cửa xe bằng chân, vai bằng lực mạnh.

- Nếu có giấy, bút và thấy người ở gần, hãy làm một dấu hiệu kêu gọi sự trợ giúp.

- Kĩ năng phá kính ô tô: Trong trường hợp trẻ thường xuyên di chuyển cùng bố mẹ bằng xe gia đình, bố mẹ hãy luôn để dụng cụ phá kính ô tô trong xe và không quên dạy trẻ cách đập vỡ cửa sổ kính trên ô tô để tự thoát thân nếu chẳng may bị bỏ quên trong xe.

Dụng cụ phá kính xe ô tô phổ biến là búa phá kính. Cho trẻ quan sát một số dụng cụ phá kính bằng hình ảnh để trẻ nhận biết. Búa thường có dạng đầu nhỏ, khi dùng lực đập vào kính, ứng suất lớn tập trung phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn.

Ngọc Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.