SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 07/12/2024
  • Click để copy

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp Báo chí cách mạng Việt Nam

07:19, 21/06/2022
(SHTT) - Không chỉ là vị lãnh tụ thiên tài, vị anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà báo lỗi lạc đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Tới nay, sau 97 năm phát triển, lời Bác dạy về việc luôn phải giữ “tâm sáng, lòng trong, bút sắc” vẫn luôn là “kim chỉ nam” cho các thế hệ nhà báo và cơ quan báo chí trong quá trình tu dưỡng, phấn đấu, trưởng thành.

images1066788_bachobaochi

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là người sáng lập, người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu rời xa quê hương đi tìm đường cứu nước, Người đã sớm tham gia các hoạt động báo chí.

Cụ thể, ngay từ khi hoạt động tại Pháp, Bác Hồ đã tham gia vào đội ngũ sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) để tạo một kênh thông tin, một phương tiện đại chúng giúp lên tiếng tố cáo bản chất tàn bạo của thực dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới biết đến cuộc sống “cùng khổ” của người dân Việt Nam, từ đó lên tiếng ủng hộ công cuộc đấu tranh “tự giải phóng” của Việt Nam.

Khi ở Trung Quốc, Bác Hồ tiếp tục tham gia vào đội ngũ sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1/6/1925) - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp đó, vào ngày 21/6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chính thức tuyên bố thành lập Báo Thanh niên với vai trò là cơ quan ngôn luận của Hội và phát hành số báo đầu tiên.

Báo Thanh Niên cũng là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp chỉ đạo và là cây bút chủ chốt đưa đến người dân những phản ánh chân thực nhất về sự tàn bạo của quân xâm lược. Sự kiện lịch sử này đặt dấu mốc khởi nguồn cho sự ra đời, không ngừng phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra, Bác còn là sáng lập ra các tờ báo: Công Nông (1925), Lính Kách mệnh (1925), Thân Ái (1928), Việt Nam Độc lập (1941), Cứu quốc (1942) và Tạp chí Đỏ (1930).

55.2 HCM

Nhà báo cách mạng - Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến khu Việt Bắc (Ảnh tư liệu) 

Trong hơn nửa thế kỷ vừa hoạt động cách mạng vừa cầm bút, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 2.000 bài báo, với hàng trăm bút danh khác nhau, được đăng ở nhiều báo trong, ngoài nước bằng nhiều thứ tiếng: Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh... với đa dạng các chủ đề.

Người là cộng tác viên viết bài cho các tờ báo có sức ảnh hưởng như: L' Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, La Vie d'Ouvriers (Đời sống thợ thuyền) của Liên đoàn Lao động Pháp, Điện tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản III, Pravda (Sự thật) của Đảng Cộng sản Liên Xô...

Được biết, tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp báo chí của Hồ Chí Minh là bài viết “Vấn đề người bản xứ” đăng trên báo báo L'Humanité ngày 02/08/1919. Bài báo cuối cùng mà Người viết là bài “Thư trả lời Tổng thống Mỹ”, đăng báo Nhân Dân số 5684, ngày 07/11/1969 (bài báo này Hồ Chí Minh viết ngày 25/8/1969, tức là trước một tuần ngày Người qua đời). Tuy nhiên, theo các dữ kiện lịch sử được ghi lại, bài báo cuối cùng đăng khi Người còn sống là bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng”, ký tên TL, đăng báo Nhân Dân số 5526 ra ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06/1969).

Những bài viết của Người có văn phong gần gũi, dễ hiểu phù hợp với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau để truyền đạt những thông điệp quan trọng về hòa bình, về tư tưởng Mac - Lê Nin và sự đấu tranh cho nền độc lập dân tộc chính nghĩa tới độc giả khắp năm châu, từ đó lấy được sự ủng hộ của nhân dân và bạn bè thế giới giành cho cuộc kháng chiến giành lại tự do của nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được xem là nhà báo có nhiều bút danh nhất thế giới với trên 170 bút danh khác nhau, trong đó, có những bút danh thậm chí được xem là rất kỳ lạ như: X.L., T.L., Một Người An Nam, Một Người Bạn… Nếu chỉ tính trên báo Nhân dân, Bác đã sử dụng tới 23 bút danh khác nhau cho 1.206 bài viết đăng từ số 1 ngày 11/3/1951 đến số 5526 ngày 1/6/1969.

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp báo chí Cách mạng Việt Nam

Không chỉ viết báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia vào nhiều vai trò trong công cuộc xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam như: tổ chức, lãnh đạo, đào tạo, bồi dưỡng những người làm báo thật sự bút trong, tâm sáng, sửa bài, biên tập, in ấn, phát hành…

Ngày 17/8/1952, trong buổi nói chuyện tại trường Chỉnh Đảng Trung ương ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh nêu rõ 4 vấn đề cơ bản trước những cán bộ báo chí: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”.

Cũng tại đây, Người đã giải đáp cặn kẽ những câu hỏi này, đó là: “Phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi... Viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng'”, tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?”.

17BAC

Bác Hồ tại Đại hội III Hội Nhà báo Việt Nam. (Ảnh tư liệu) 

Tiếp đó, tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9/1965, Hồ Chủ tịch tới dự và có phát biểu định hướng cho sự phát triển của báo chí cũng như đội ngũ những người làm báo.

Tại đây, Người đã thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của báo chí bấy giờ: “Bài báo thường quá dài, “dây cà ra dây muống”, không phù hợp với trình độ và thời gian của quần chúng…”.

Người cũng phê phán một số bài báo “thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng thành tích”, “đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng…”.

Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của người làm báo: “Nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm báo”, “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”, “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư”.

Vì vậy, đối với người làm báo, đạo đức và năng lực là yêu cầu không thể thiếu để báo chí xứng đáng với vai trò vị trí quan trọng trong công cuộc cách mạng chung của đất nước. Yêu cầu đầu tiên đối với người làm báo là phải vững vàng về phẩm chất chính trị. Bác lưu ý rằng: “Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành…) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Bác xác định đối tượng phục vụ và nhiệm vụ của báo chí là: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên báo chí phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu”.

Bên cạnh đó, “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đạo đức đó là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Bác cũng yêu cầu cán bộ báo chí phải biết tự phê bình và phê bình. Bác coi đó “là vũ khí cần thiết và sắc bén nó giúp cho chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Đối với nhà báo cách mạng “viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mới tiến bộ.Từ những điều này, Bác đã tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - một di sản vô cùng quý giá mà cho tới nay, sau gần 1 thế kỷ nó vẫn là ‘kim chỉ nam’ cho sự hoạt động và phát triển của nền báo chí cách mạng nước nhà.

Theo đó, nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng đã chỉ rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chất của báo chí cách mạng; vai trò, nghĩa vụ, đạo đức, phong cách của người làm báo; “nghệ thuật viết” để làm nên một tác phẩm báo chí có giá trị.

Bác Hồ nêu rõ: Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Chính vì thế, “Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành,...) phải có lập trường chính trị vững chắc”. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được.

loi-bac-day-bao-chi-cach-mang-viet-nam

Bác Hồ với các phóng viên báo đài. (Ảnh tư liệu) 

Bác cũng khẳng định, báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng. Báo chí là để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu. Do đó, mỗi nhà báo khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi:  “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc? Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm”. Không được tự ái, tự cho bài của mình là “tuyệt” rồi. Đồng thời, phải tuyệt đối tránh các lỗi: viết quá dài “dây cà ra dây muống”, không hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng; đưa tin tức hấp tấp, thiếu thận trọng; là lộ bí mật; dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng căn dặn rằng: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”; “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng”. Để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, người làm báo và cơ quan báo chí phải luôn “cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa”; “nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”.

Những lời dạy đúng đắn  cho các thế hệ nhà báo và cơ quan báo chí trong quá trình tu dưỡng, phấn đấu, trưởng thành, lớn mạnh; luôn giữ “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thấm nhuần lời dạy của Người, trng 97 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, Thấm nhuần lời dạy của Người, trong 97 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh và trở thành cầu nối giữa nhân dân và chính quyền nhà nước.

Trong những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, báo chí cách mạng luôn là lực lượng tiên phong trong việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng, vận động, cổ vũ các tầng lớp nhân dân vững tin theo Đảng, đoàn kết một lòng, tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công (1945), lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Báo chí cách mạng đã đồng hành cùng dân tộc ta liên tiếp giành thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong thời bình, báo chí cách mạng đã tiếp tục phát huy các thế mạnh để cùng đất nước chinh phục những chặng đường phát triển mới.

Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong Báo chí Cách mạng trong kỷ nguyên số 4.0

Sau gần một thế kỷ hình thành và phát triển, hiện nay, báo chí cách mạng vẫn làm tốt vai trò là vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, giúp nhân dân trong và ngoài nước hiểu rõ về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đấu tranh phản bác những thông tin một chiều, xuyên tạc, thù địch; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút sự ủng hộ và thiện cảm của bạn bè thế giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

Sự xuất hiện của các loại hình báo điện tử, tạp chí online hay trang tin trực tuyến hiện cũng đang góp phần cùng với loại hình báo giấy truyền thống thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ cách mạng của mình là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Báo chí cho dù trong thời chiến hay thời bình vẫn giữ được nguyên tắc đi sâu vào thực tế, từ đó phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát hiện những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đấu tranh không khoan nhượng với mọi đối tượng, hiện tượng làm tổn hại đến lợi ích chân chính của dân tộc, phanh phui các vụ, việc tiêu cực, tình trạng lãng phí, tham nhũng, lạm quyền…

Cùng với sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số 4.0 báo chí cũng đang ngày càng được trẻ hóa và phản ánh sinh hơn, sinh động hơn các thực tiễn và quan điểm của các tầng lớp nhân dân, giúp Đảng và Nhà nước có những chỉ đạo phù hợp, kịp thời, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

Bên cạnh đó, báo chí thời kỳ CMCN 4.0 cũng giúp thế giới trở nên phẳng hơn khi mọi tin tức từ khắp nơi trên thế giới đều có thể được cập nhật thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, … Điều này cũng góp phần giúp chúng ta quảng bá tốt hơn về đất nước và hỗ trợ vô cùng hiệu quả trong quá trình đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào sự phát triển của thế giới.

Thái An

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Tối ngày 6/12, VinFuture 2024 đã chính thức công bố các chủ nhân giải thưởng. Theo đó, giải thưởng đã vinh danh 10 nhà khoa học là tác giả của những nghiên cứu về mạng nơ-ron, học sâu, liệu pháp điều trị ung thư, vaccine dạng uống ngừa bệnh tả và vật liệu sinh học giúp cơ thể tự chữa lành.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Chia sẻ được đưa ra trong hội thảo "Tương lai của AI" do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình là một trong chuỗi hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Báo Nhà báo và Công luận vừa tổ chức Lễ trao Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí" năm 2024. Giải thưởng đặc biệt tại Lễ trao giải năm nay được trao cho tác phẩm "Những hình ảnh xúc động tại Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Sáng 6/12, Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính TP Hà Nội được diễn ra tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là sự kiện quan trọng của TP trong nỗ lực hoàn thành xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cốt lõi phục vụ công cuộc chuyển đổi số và xây dựng Chính quyền số.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Ngày 5/12 vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức Trí tuệ nhân tạo (AI). Ủy ban ra đời với sức mệnh đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu của AI và bảo vệ các giá trị xã hội.
. ..