SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Từ thương vụ “gom” cổ phiếu đình đám của CEO, nhìn lại Novaland từ khi niêm yết

14:30, 12/12/2018
(SHTT) - CEO của Novaland vừa đăng ký gom 34,1 triệu cổ phiếu qua sàn, đây là lần giao dịch với lượng cổ phiếu lớn nhất kể từ khi niêm yết của Novaland. Trước đó, sau khi lên sàn Novaland đã có hàng loạt vụ chuyển nhượng cổ phiếu từ cá nhân sang cá nhân thông qua quỹ của Singapore.

 Thương vụ gom cổ phần kỷ lục

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - Mã: NVL) một trong những nhà phát triển BĐS hàng đầu tại TP HCM. Dự án của Novaland tập trung vào phân khúc khách hàng trung và cao cấp. 

Novaland niêm yết HOSE vào ngày 28/12/2016. Kể từ khi lên sàn Novaland đã ghi nhận đợt tăng giá mạnh vào cuối năm 2017 và kéo dài tới tháng 4/2018 và ghi nhận đạt đỉnh lịch sử ngày 5/4 với mức giá 78.000 đồng/cp. 

Việc cổ phiếu tăng mạnh thời điểm đó giúp Novaland trở thành doanh nghiệp bất động sản có vốn hóa xếp thứ 2 trên thị trường chứng khoán sau Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (Mã: VIC). 

Cổ phiếu NVL đã tăng mạnh cuối năm 2017 trước thông tin kết quả kinh doanh khi chỉ riêng quý IV/2017 đã đóng góp một nửa doanh thu và 1/3 lợi nhuận cả năm 2017. Sau đó cổ phiếu NVL lại có đợt tăng mạnh sau thông tin đại hội đồng cổ đông đã thông qua kế hoạch niêm yết chứng khoán ở nước ngoài trước khi lao dốc. 

Novaland  anh 1

 Diễn biến giá cổ phiếu NVL từ khi lên sàn (Nguồn: VNDirect)

Đáng chú ý, mới đây ông Bùi Xuân Huy – Tổng giám đốc của Novaland đã bất ngờ đăng ký mua vào 36,1 triệu cổ phiếu. Trong đó ông Huy mua 2 triệu cổ phiếu ESOP (giá 10.000 đồng/cp) từ ngày 7 – 12/12 và 34,1 triệu cổ phiếu qua hình thức mua thỏa thuận và khớp lệnh. 34,1 triệu cổ phiếu NVL tương ứng với khoảng 3,75% vốn điều lệ.

Với giá cổ phiếu hiện tại (khoảng 68.000 đồng/cp), ông Huy dự chi tổng cộng khoảng 2.300 tỷ đồng cho việc mua qua sàn. Lần gom của cổ phiếu Tổng giám đốc Novaland ghi nhận lượng giao dịch lớn nhất kể từ khi Novaland niêm yết. Trước đó, vào khoảng từ tháng 4 – 6/2017 Novaland ghi nhận loạt thương vụ chuyển quyền sở hữu với lượng giao dịch lớn nhất là gần 20 triệu đơn vị. Các giao dịch này diễn ra chủ yếu giữa các cá nhân và thông qua quỹ Credit Suisse AG, Singapore Branch. 

Novaland  anh 2

Tổng hợp các giao dịch của NVL từ khi niêm yết (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp) 

Tuy nhiên sau thông tin CEO của Novaland đăng ký mua 34,1 triệu cổ phiếu thì cổ phiếu NVL chưa có nhiều tín hiệu tích cực, giá cổ phiếu vẫn biến động quanh ngưỡng 68.000 đồng/cp. 

Novaland  anh 3

Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp theo Báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2018 

Theo báo cáo quản trị tại ngày 30/7/2018, cổ đông lớn nhất của Novaland hiện là Công ty cổ phần Nova Group là doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn. Cá nhân nắm lượng cổ phiếu lớn nhất tại Novaland chính là ông Nhơn – Chủ tịch HĐQT Công ty. 

Tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản duy trì ổn định 3 năm gần đây

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy Novaland có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2014 – 2017 lên đến 115%/năm. 9 tháng đầu năm Novaland mới chỉ đạt 6.787 tỷ đồng doanh thu thuần, 1.412 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng tương ứng 18% và 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản như Novaland lại có điểm rơi vào quý IV hàng năm do đây là thời điểm các chủ đầu tư chính thức bàn giao nhà cho khách. Như riêng quý IV/2017 đã đóng góp hơn một nửa doanh thu và 1/3 lợi nhuận cả năm 2017 của Novaland. 

Doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh qua các năm nhờ việc M&A các dự án, tăng cường mở rộng quỹ đất thì tổng vay nợ tài chính của Novaland cũng tăng mạnh từ 3.666 tỷ đồng lên 22.211 tỷ đồng tại thời điểm 30/9/2018, chiếm khoảng 36% tổng tài sản. 

Điều đáng nói là dù tăng mạnh vay nợ song tỷ lệ nợ so tổng tài sản của Novaland luôn duy trì quanh mốc 36% từ năm 2016 đến nay. Qua đó có thể thấy chiến lược quản trị vốn của Novaland. 

Novaland  anh 4

 Số liệu kinh doanh và tài chính của Novaland qua các năm (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp)

Khi nguồn tiền từ ngân hàng đổ vào bất động sản ngày càng bị siết chặt thì Novaland lại tích cực huy động vốn qua hình thức trái phiếu chuyển đổi nhằm phục vụ mở rộng các dự án. 

“Ông trùm” căn hộ cao cấp

Hiện nay, danh mục của Novaland lên đến khoảng 40 dự án với các sản phẩm từ căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại cho đến khu đô thị đồng bộ. Novaland cho biết hiện doanh nghiệp đang nắm giữ 24% thị phần phân khúc căn hộ trung cao cấp tại TP HCM. 

Novaland  anh 5

Chiến lược phát triển của Novaland (Nguồn: Báo cáo thường niên 2017) 

Trong giai đoạn 2014-2016, Novaland đã thực hiện hàng loạt các thương vụ M&A dự án mới tại khu vực trung tâm quận 2, 4, 7, Phú Nhuận và Tân Bình của TP HCM. 

Theo thông tin từ Báo cáo thường niên, hết năm 2017, Novaland sở hữu tổng cộng hơn 7,1 triệu m2 diện tích đất trong đó quỹ đất chiếm hơn 6,2 triệu m2 (87%), tập trung tại hầu hết các khu vực trọng điểm của TP.HCM, đủ để Tập đoàn có thể phát triển trong 7 - 10 năm tới. 

Bên cạnh đó, Novaland cũng đã mở rộng quỹ đất ở những Thành phố du lịch tiềm năng tại Việt Nam để phục vụ cho chiến lược Giai đoạn 2. 

Với việc đưa vào vận hành Dự án Nova Phù Sa Azerai Cần Thơ Resort - Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, Novaland đã đặt những bước chân đầu tiên vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng theo đúng chiến lược phát triển. 

Hoàng Kiều

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 2 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.