SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 17/04/2024
  • Click để copy

Từ tháng 10/2020, website bán hàng giả, hàng cấm sẽ bị thu hồi tên miền

14:10, 26/09/2020
(SHTT) - Mới đây, Chính phủ đã chính thức thông qua Nghị định 98 , trong đó nêu rõ, từ 15/10/2020, các cá nhân có hành vi bán hàng giả, hàng cấm hoặc hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các website TMĐT sẽ bị phạt tới 20 triệu, các tổ chức, doanh nghiệp mắc lỗi tương tự sẽ bị phạt gấp đôi.

Mới đây, Nghị định 98 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vừa được ban hành đã có nhiều nội dung mới được bổ sung nhất là trong lĩnh vực quản lý thương mại điện tử (TMĐT). Mức phạt cho các hành vi gian lận, kinh doanh hàng giả, hàng cấm nâng cao nhiều lần, cao nhất là 50 triệu đồng. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2020.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, liên tục trong 5 năm qua TMĐT tăng trưởng ở mức trên 25%, tỷ trọng doanh thu so với tổng mức bán lẻ cũng đã tăng gấp đôi. Mặc dù vậy, sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng kéo theo nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng liên tục phát hiện hàng giả, hàng cấm và hàng vi phạm bản quyền trên môi trường tực tuyến. 

Theo Phó Chánh văn phòng Tổng cục QLTT Nguyễn Kỳ Minh, các đối tượng xấu tận dụng môi trường, lợi dụng TMĐT để bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, xâm phạm bản quyền.

"Trước đây, các sàn TMĐT rất cần các chính sách mở để thu hút người bán nhưng giờ đây khi mà lượng người tham gia rất lớn thậm chí hàng trăm ngàn, hàng triệu người bán thì lúc này vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường lại nổi bật lên. Các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể yêu cầu các sàn phải có trách nhiệm xử lý, đóng các tài khoản xấu hoặc có các hình thức xử phạt về mặt kỹ thuật..." ông Nguyễn Kỳ Minh nói thêm.

Theo Nghị định 98, việc quản lý môi trường thương mại điện tử được quy định tại Mục 10 với 5 điều, trong đó các mức phạt đã được nâng lên đáng kể nhằm gia tăng tính răn đe.

Cũng theo quy định mới, việc các sàn TMĐT phối hợp và có biện pháp xử lý, ngăn chặn hành vi gian lận, hàng giả, hàng cấm là bắt buộc. Nếu các gian hàng không hợp tác, không có biện pháp xử lý ngăn chặn khi đã được thông báo về các gian lận, hàng giả, hàng cấm và vi phạm bản quyền sẽ bị xử phạt tới 40 triệu đồng.

Vcysmr-1024x724

 

"Khi phát hiện ra hành vi vi phạm mà các sàn không có biện pháp thì có chế tài, chẳng hạn phạt tiền 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi đã nhận được phản ánh mà không xử lý", ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Thương mại điện tử, Bộ Công Thương cho biết.

Quy định cũng nêu rõ trong trường hợp tái phạm nhiều lần, không phối hợp với các cơ quan quản lý, website có thể sẽ bị thu hồi giấy phép, dừng tên miền.

Nghị định 98 cũng bổ sung, mở rộng đối tượng quản lý thương mại điện tử lên các nền tảng ứng dụng di động bán hàng, các ứng dụng này cũng sẽ được quản lý với các chế tài tương tự với website thương mại điện tử.

Cơ quan quản lý cũng sẽ buộc nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính từ các hoạt động: Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử để thu lợi bất chính; Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.

Nghị định mới quy định từng mức xử phạt cụ thể với các nhóm hành vi như: Thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; Vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Đối với hành vi sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.

Với hành vi tự ý thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ hoặc di chuyển trái phép thông tin thanh toán của khách hàng trên website hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc để thông tin thanh toán của khách hàng qua website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng.

Đáng chú ý là mức tiền phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.

Bảo An

Tin khác

Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đề nghị các địa phương, tăng cường đổi mới, sáng tạo các hoạt động gắn với công nghiệp văn hóa nhằm kích cầu du lịch và tạo nguồn thu nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tin tức 18 giờ trước
Từ ngày 15/4 - 17/4/2024, tại ICISE, Viện Y Dược Việt đồng hành cùng hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Google thông báo sẽ thử nghiệm loại bỏ các liên kết tin tức cho một số người dùng California do lo ngại ảnh hưởng của đạo luật mới.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 15/4, Hà Nội bắt đầu thí điểm ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành các bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố.