SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Truyện tranh bị xâm phạm bản quyền, ai là người chịu thiệt?

07:38, 15/12/2019
(SHTT) - Vấn nạn vi phạm bản quyền truyện tranh vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và gây ra nhiều tranh cãi. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh các tác giả truyện tranh về việc cần phải quan tâm đúng mức hơn đến vấn đề đăng ký bản quyền. Trong khi đó vấn đề sách lậu lại khiến NXB thiệt hại nặng nề.

 Trong bối cảnh gia nhập quốc tế hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng được quan tâm và phát triển hơn tại Việt Nam. Mặc dù vậy, hiểu biết của con người về quyền của mình đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra và/hoặc do mình là chủ sở hữu còn rất hạn chế, dẫn đến rất nhiều vụ việc xâm phạm quyền tác giả vì những lý do vô tình hoặc hữu ý. Đặc biệt được xã hội quan tâm vừa qua có thể kể đến vụ việc quyền tác giả đối với các nhân vật trong bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” giữa Ông Lê Linh và Công ty TNHH truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị (“Phan Thị”).

Bộ truyện tranh nổi tiếng Thần đồng đất Việt ra đời bởi sự hợp tác giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị, ra mắt lần đầu vào năm 2002. Họa sĩ Lê Linh xác nhận, năm 2002, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTT&DL) cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả, ghi nhận quyền tác giả thuộc về đồng tác giả là ông Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, quyền tài sản (các quyền khai thác, sử dụng tác phẩm…) thuộc về Công ty Phan Thị. Đến thời điểm hiện tại, giấy chứng nhận này vẫn đang có hiệu lực.

vi pham ban quyen truyen tranh

 Truyện tranh bị xâm phạm bản quyền, ai là người chịu thiệt?

Theo ông Lê Linh, ông và bà Mỹ Hạnh cùng ký vào đơn đăng ký bản quyền nhằm mục đích là để hai bên cùng nhau thực hiện, sau này cùng chia sẻ quyền lợi từ việc kinh doanh hình ảnh các nhân vật trong bộ truyện tranh.

Nhưng họa sĩ Lê Linh cho biết, ông chỉ sáng tạo ra 78 tập truyện Thần đồng đất Việt từ năm 2002-2005, sau đó đã ngừng cộng tác với Công ty Phan Thị bởi nhiều lý do. Tuy vậy, các tập tiếp theo của bộ truyện vẫn tiếp tục ra đời, không hề đề tên tác giả hay họa sĩ.

Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các tác giả truyện tranh về việc cần phải quan tâm đúng mức hơn đến vấn đề đăng ký bản quyền. Khi nộp đơn đăng ký bản quyền cho tác phẩm cần có sự tìm hiểu rõ ràng, tránh phạm phải “bút sa gà chết”.

Trước đó, vào năm 2015, giữa đơn vị phát hành sách Skybooks, trực tiếp là tác giả Bùi Đình Thăng (Thăng Fly), với chương trình VTV Quà tặng cuộc sống đã xảy ra tranh chấp bản quyền tác phẩm Ba Tôi (theo lời Thăng Fly thì ekip Chương trình Quà tặng cuộc sống của VTV phát sóng đoạn phim "Ba tôi" có nhiều hình ảnh, lời thoại và ý tưởng giống hệt tác phẩm "Cả nhà thương nhau" của mình). 

Trong vụ tranh chấp bản quyền này, tác giả Thăng Fly đã phải chịu thiệt rất nhiều, khi các hợp đồng bị hủy vì chậm tiến độ sáng tác gây thiệt hại về kinh tế, đồng thời còn gây ảnh hưởng về tinh thần, khiến họa sĩ khó tập trung cho tư duy sáng tạo để sáng tác.

Cùng với đó, vấn đề sách dịch lậu tràn lan cũng gây bức xúc. Để có được một bộ truyện tranh nước ngoài, các NXB Việt Nam phải trải qua một trình tự khá phức tạp từ xin phép tác giả, thanh toán chi phí bản quyền, tính toán hình thức sách đến lên kế hoạch truyền thông. Nhanh cũng phải vài tháng, chậm thì 1 năm.

Việc các trang mạng đăng tải các bản dịch lậu ảnh hưởng không nhỏ đến việc in ấn và phát hành của NXB.

Theo luật sư, tại Việt Nam đã có những quy định rất cụ thể về việc xử lý các hành vi xâm phạm bản quyền truyện tranh. Nhưng với hành vi xâm phạm bản quyền dưới hình thức đăng tải các bản dịch lậu trên mạng, việc xử lý lại khá phức tạp.

Có lẽ, chỉ những người đam mê truyện tranh thực sự mới có thể xử lý triệt để tình trạng vi phạm bản quyền bằng việc nói không với các trang dịch lậu. Quyền lợi về cả vật chất lẫn tinh thần của chính các tác giả của các bộ truyện tranh sẽ được đảm bảo. Từ đó, họ mới tiếp tục sáng tác những cuốn truyện tranh mới để ra mắt bạn đọc.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.