SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Trước khi bị "tố" nhập hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt, Asanzo từng dính lùm xùm gì?

07:03, 26/06/2019
(SHTT) - Theo tìm hiểu, không chỉ dính bê bối khi bị tố nhập hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt, trước đó, Asanzo từng dính phải nhiều lùm xùm.

Thời gian gần đây, một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

Liên quan đến vụ việc, ngày 21/6, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp Asanzo sau bài báo điều tra của Tuổi Trẻ về hàng điện tử gia dụng thuộc Tập đoàn Asanzo.

asanzo-02-1561294925817 (1)

 

"Thay mặt ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này", bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC cho biết trong thông cáo phát ra chiều 21/6. Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình HVNCLC.

Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.

Ban đầu là doanh nghiệp sản xuất tivi, 5 năm sau, Asanzo trở thành tập đoàn có hơn 70 dòng sản phẩm điện tử, 7 nhà máy, hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, 15.000 điểm bán hàng và 1.000 trạm bảo hành trên toàn quốc.

Điều đáng nói, dù là thương hiệu non trẻ nhưng Asanzo vướng khá nhiều tai tiếng trong quá khứ. 

Vi phạm nhãn hiệu Asano, Asanzo phải bồi thường 100 triệu đồng

Trước đó, Sở hữu trí tuệ đưa tin, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương, đơn vị sở hữu nhãn hiệu Asano đã khởi kiện Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam ra tòa vì vi phạm nhãn hiệu.

Theo đơn khởi kiện, năm 2008, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Phương được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Asano, hình số 107919 cho các nhóm hàng hóa về máy giặt, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, tủ lanh, điều hòa, nồi cơm điện…

Đến năm 2015, Công ty phát hiện trên thị trường có Công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam sử dụng nhãn hiệu Asanzo có kiểu dáng, mẫu mã giống với nhãn hiệu Asano mà công ty đã được đăng ký bảo hộ.

Công ty Đông Phương đã lập vi bằng về việc Công ty Asanzo đã bày bán các sản phẩm như tivi led loại 32 inch,40 inch,23 inch.

Ngày 10/8/2015, Công ty Đông Phương đã gửi hồ sơ cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ để giám định.

Ngày 18/8/2015, kết luận giám định khẳng định, dấu hiệu Asanzo là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Asano.

Công ty Đông Phương sau đó gửi văn bản yêu cầu xử phạt hành vi trên tới các cơ quan chức năng, nhưng không nhận được phản hồi. Trong khi đó, Công ty Asanzo vẫn quảng bá rộng rã nhãn hiệu trên các phương tiện đại chúng.

Vì vậy, Công ty Đông Phương đã gửi khởi kiện vụ việc ra tòa án, yêu cầu Công ty Asanzo phải bồi thường thiệt hại số tiền tạm tính là 500 triệu đồng, xin lỗi cải chính công khai và xóa bỏ toàn bộ hàng hóa đang dán nhãn hiệu.

Trong khi đó, Công ty Asanzo cho biết, năm 2014, Công ty đã đăng ký nhãn hiệu Asanzo tại Cục Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực đến năm 2022. Công ty cũng có đơn phản tố cho rằng, việc khởi kiện đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty Asanzo yêu cầu Công ty Đông Phương số tiền bồi thường thiệt hại là 300 triệu đồng.

Bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM năm 2018 đã tuyên buộc Công ty Asanzo chấm dứt hành vi xâm phạm, xóa bỏ nhãn hiệu Asanzo, hình đã dán trên các sản phẩm và buộc công ty này phải bồi thường số tiền 100 triệu đồng cho Công ty Đông Phương.

Sau bản án trên, cả hai bên đều kháng cáo. Năm 2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã xem xét đơn kháng án.

HĐXX phúc thẩm thấy rằng, tại văn bản số 3374 năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xác định: “Tuy có sự khác biệt về màu sắc các chữ cái là phụ âm (thêm chữ Z) và chữ A được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lần với nhãn hiệu được bảo hộ".

Do đó, Cục Sở hữu trí tuệ kết luận hành vi của Công ty Asanzo là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

HĐXX phúc thẩm cho rằng, tòa án sơ thẩm chỉ chấp nhận mức bồi thường là có căn cứ, phù hợp với Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ, bởi Công ty Đông Phương không đưa ra được chứng cứ chứng minh về thiệt hại vật chất, không xác định được bị đơn đã thu được bao nhiêu lợi nhuận từ việc sử dụng nhãn hiệu. Lợi nhuận của Công ty Asanzo là kết quả của nhiều yếu tố cộng hưởng lại.

Bên cạnh đó, HĐXX cũng không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Ngoài việc bồi thường và xóa nhãn hiệu, Công ty Asanzo phải xin lỗi, cải chính công khai trên 3 số liên tiếp trên Báo Thanh Niên.

Sai phạm thuế liên miên

Theo báo Kiến Thức, ngoài ra, trong thời gian hoạt động này, doanh nghiệp cũng có nhiều sai phạm về thuế. Ngày 16/1/2017, Chi cục Thuế Bình Tân đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo với hàng loạt vi phạm như: Vi phạm thủ tục về thuế; Khai sai dẫn tới thiếu số tiền nộp thuế; Chậm nộp thuế; Truy thu thuế…với tổng số tiền lên tới hơn 250 triệu đồng.

Ngày 7/3/2017, Chi cục thuế Bình Tân tiếp tục ra quyết định xử phạt thêm doanh nghiệp này vì vi phạm hành chính về hóa đơn với số tiền 6 triệu đồng do đã vi phạm nhiều lần và có tình tiết tăng nặng.Đầu năm 2017, Chi cục Thuế Bình Tân cho hay, Asanzo Việt Nam đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cũng chỉ mới nộp tiền tạm ứng thuế mỗi công ty 20 triệu đồng, ngoài ra chưa thu được thêm được khoản nào...

Minh Châu

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khó đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong khi nhóm 3 đối tượng vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đứng trước cơ hội nắm được “phao” vốn khơi thông điểm nghẽn nguồn lực.
Tin tức 1 giờ trước
Hội Nữ trí thức Việt Nam – Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp phối hợp trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng - khai mạc lớp tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ thành công".
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên Khoáng sản và Xây dựng Việt Nam - Mining Vietnam 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.