SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Trước Facebook, những dịch vụ nào đã từng gây nhầm lẫn về chủ quyền biển đảo Việt Nam?

18:00, 03/07/2018
(SHTT) - Facebook không phải là ứng dụng đầu tiên có sự "nhầm lẫn tai hại" khi sử dụng bản đồ thể hiện lãnh thổ vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Việt Nam.

 Những ngày gần đây, cư dân mạng Việt Nam đang dậy sóng khi phát hiện Facebook sử dụng bản đồ trong đó 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại không thuộc chủ quyền của Việt Nam mà được hiển thị dưới tên Sansha - Tam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

fb

 Hình ảnh bản đồ cơ sở sai khiến công dân Việt Nam phẫn nộ.

Sau khi được những người sử dụng Facebook tại Việt Nam báo cáo về sai phạm, phia đại diện Facebook đưa ra lời giải thích không mấy thuyết phục rằng đây là sự cố nhỏ thuộc về vấn đề kỹ thuật. Mọi sự nhầm lẫn khi lấy sai bản đồ cơ sở được cư dân mạng báo cáo trong những ngày vừa qua chỉ là nhầm lẫn chứ không nhằm muc đích chính trị. 

Tuy nhiên, trước sự việc này, một bộ phận không nhỏ ý kiến cho rằng "nhầm lẫn kỹ thuật" của trang mạng xã hội với số lượng người dùng siêu khủng sẽ gây ra những hiểu biết sai lệch cho nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác về chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.

"Sai sót" của Facebook không những không tuân thủ luật pháp Việt Nam mà điều này cũng thể hiện sự bất tôn trọng sự thật lịch sử, luật pháp quốc tế như Công ước Luật biển của Liên hiệp quốc... .

Đến chiều ngày 2/7, nhiều người dùng mạng xã hội cho biết, Facebook đã sửa sai, hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã không còn thuộc Trung Quốc như bản đồ cơ sở hiển thị trước đó.

3

Facebook mặc định những người tại Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về lãnh thổ Trang Quốc. 

Facebook không phải là kẻ tạo nên tiền lệ trong vấn đề sai phạm này. Trước Facebook, một số ứng dụng công nghệ xuyên quốc gia cũng đã "vô tình" mắc những lỗi tương tự.

Vào tháng 1/2013, cộng đồng mạng Việt Nam chỉ trích dữ dội ứng dụng di động WeChat - sản phẩm của Tập đoàn Tencent, Trung Quốc vì đã đưa “đường lưỡi bò” tích hợp bản đồ thể hiện không rõ ràng chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở phiên bản quốc tế. Sau đó, dù có đẩy trách nhiệm sang cho Google Maps thì WeChat cũng bị dân mạng Việt Nam tẩy chay và  khăn gói về nước ít lâu sau đó.

Ngoài ra, một số ứng dụng khác như WhatsApp,Viber, Kakao Talk, Line… cũng sử dụng loại bản đồ tương tự trong bản tiếng Trung. Mặc dù những ứng dụng này không đến mức phải "khăn gói quả mướp" rời khỏi Việt Nam thì mức phát triển của chúng cũng không mấy khởi sắc.

Năm 2015, Google cũng từng gây tranh cãi khi sử dụng tên gọi Tam Sa trên bản đồ Google Maps. Sau đó, Google đã ngay lập tức sửa sai và đánh dấu toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng tên quốc tế là Paracel. Việc tìm kiếm “Tam Sa” (Sansha) theo cách gọi của Trung Quốc đã không còn hiệu lực.

Một số chuyên gia phân tích cho rằng hành động gây hiểu lầm của Facebook là nhằm làm thân và lôi kéo người dùng từ thị trường Trung Quốc - một thị trường luôn ưa chuộng sử dụng các ứng dụng nội đia. Bởi, với dân số đông nhất thế giới thì đây sẽ là vùng đất màu mỡ cho Mark Zuckerberg sải cánh.

Theo ông Gareth Leather, chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng: “Mặc dù đang là MXH lớn nhất thế giới và thống trị trước các đối thủ cạnh tranh. Nhưng những năm gần đây, Facebook luôn gặp những khó khăn để phát triển thị trường, ngoài ra Facebook còn gặp một số tác động gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu quảng cáo của MXH này. Facebook buộc phải đưa ra những hướng đi mới, tìm kiếm những thị trường tiềm năng để tiếp tục phát triển, và Trung Quốc chắc chắn là miếng mồi béo bở và Facebook khó có thể bỏ qua”.

Ông Gareth cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Với dân số gần 1,5 tỷ người, đứng thứ 1 trên thế giới và số người dùng internet tại Trung Quốc tăng theo cấp số nhân từng ngày. Động thái công nhận Trường Sa, Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc như một nước cờ làm thân với Trung Quốc. Đây như món quà thiện chí nhằm gỡ bỏ những rào cản, giúp Facebook dễ dàng tiến vào Trung Quốc”.

An An (T/h)

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 3 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).