SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Trung Quốc phát hiện khoáng chất lạ trên vùng tối của Mặt Trăng

07:23, 05/09/2019
(SHTT) - Theo Cnet, ngày 31/8, robot thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc 2 (Yutu 2) đã phát hiện ra một khoáng chất lạ giống như gel bên trong miệng núi lửa tại vùng tối của Mặt Trăng.

Kể từ khi hạ cánh thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng vào ngày 3/1, tàu vũ trụ và thăm dò không người lái Hằng Nga 4 (Chang'e 4) của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã gửi về Trái Đất rất nhiều hình ảnh của bề mặt Mặt Trăng và các khám phá mới quan trọng.

Theo Cnet, ngày 31/8, robot thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc 2 đã phát hiện ra một khoáng chất lạ bên trong miệng núi lửa ở thể lỏng tương tự như gel.

mieng-nui-lua-tren-mat-trang

Địa điểm tìm thấy khoáng chất lạ là một miệng núi lửa trên Mặt Trăng 

Trước đó, một thành viên của nhóm Chang’e 4 khi xem những hình ảnh chụp trên bề mặt Mặt Trăng thì nhận thấy có một vật liệu màu sắc kỳ lạ, khác biệt với đất xám xung quanh. Nhóm nghiên cứu nhanh chóng đưa Thỏ Ngọc 2 quay lại miệng núi lửa để nhìn rõ hơn vật thể này. Đi cùng robot thám hiểm là một thiết bị có thể đánh giá thành phần của vật liệu.

Nhóm nghiên cứu không cho biết đây là khoáng chất gì và không chia sẻ thêm những hình ảnh của vật liệu kỳ lạ này. Tuy nhiên, họ đã cung cấp một hình ảnh trong quá trình đi đến miệng núi lửa của robot Thỏ Ngọc 2.

chinasyutu2r

Hình ảnh Thỏ Ngọc 2 đang hoạt động trên Mặt Trăng 

Nhiều ý kiến cho rằng khoáng chất lạ này có liên quan đến người ngoài hành tinh. Trong khi một số nhà nghiên cứu nhận định đây có thể chỉ đơn giản là thủy tinh nóng chảy được tạo ra sau những va chạm của sao băng.

Hằng Nga 4 được đánh giá là bước tiến lớn của Bắc Kinh trong tham vọng chạy đua thám hiểm vũ trụ với Washington và Moscow. Sứ mệnh thăm dò lần này đặt mục tiêu thu thập các số liệu đo đạt chi tiết về địa hình bề mặt Mặt Trăng.

Yutu-2-snaps-lander-11jan2019-FULL-CLEP-879x485

Tàu vũ trụ và thăm dò không người lái Hằng Nga 4 (Chang'e 4) của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) 

Nhiều nghiên cứu cho rằng khu vực lòng chảo Aitken được hình thành sau một vụ va chạm thiên thể cực lớn khi trong giai đoạn đầu sau khi Mặt trăng hình thành. Vụ va chạm có thể đã đưa nhiều vật chất sâu dưới lòng đất lên lớp bề mặt. Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng Hằng Nga 4 có thể thông qua vụ va chạm cổ xưa để hiểu thêm về sự hình thành của vệ tinh Trái Đất.

Bình An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.