Trung Quốc giảm phát thải điện mức thấp nhất 5 năm
Theo dữ liệu của công ty phân tích năng lượng toàn cầu Ember, 3 tháng đầu năm, Trung Quốc giảm phát thải từ điện ở mức 60 triệu tấn CO2, mức giảm sâu nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Máy ủi đẩy than lên băng chuyền ở nhà máy điện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/1/2022. Ảnh: China News ServiceTrên thế giới, lượng phát thải từ điện đạt 3.500 triệu tấn CO2, giảm hơn 6 triệu tấn. Mặc dù giảm phát thải, Trung Quốc vẫn là nước ô nhiễm nhất, chiếm 40% tổng phát thải điện toàn cầu.
Một số nền kinh tế tăng phát thải gồm Ấn Độ, Mỹ và các nước châu Âu. Trong đó, Mỹ và châu Âu tăng mạnh nhất, với 53 triệu tấn CO2, bởi tăng sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch như than và LNG.
Cơ cấu phát thải điện toàn cầuQuý I/2025Trung QuốcTrung QuốcMỹMỹChâu ÂuChâu ÂuẤn ĐộẤn ĐộCòn lạiCòn lạiReuters/EmberTại châu Âu, sản lượng điện từ than tăng 6%, còn LNG 8% so với cùng kỳ năm trước, nhằm bù đắp phần thiếu hụt điện sạch do tốc độ gió thấp kéo dài.

Tại Mỹ, nhu cầu điện tăng đều đặn cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ nhiên liệu hóa thạch từ chính quyền ông Trump đã thúc đẩy doanh nghiệp nâng sản lượng từ nguồn điện này. Tuy nhiên, giá khí đốt tăng mạnh, các công ty điện ưu tiên sản xuất từ điện than do chi phí vận hành rẻ hơn, đẩy sản lượng điện than tăng 23%.
Theo Ember, năm 2024, các công ty điện Mỹ thải khoảng 950.000 tấn CO2 trên mỗi TWh điện than và 540.000 tấn CO2 mỗi TWh điện khí.
Điện than cũng chiếm một nửa trong cơ cấu nguồn cung điện tại Trung Quốc trong năm 2024. Với nhiều yếu tố trên, chuyên gia dự báo lượng khí thải từ điện toàn cầu sẽ đạt mức cao mới trong năm nay.
Theo Reuters
TIN LIÊN QUAN
-
Cẩn trọng khi nhận cuộc gọi đề nghị số hóa hồ sơ điện
-
Sinh viên ĐH Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2025
-
Hà Nội: Triệt phá đường dây sàn xuất, buôn bán hơn 100 tấn thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả
-
Hoalac Techconnect & Innovation 2025: Thúc đẩy đột phá khoa học công nghệ, kiến tạo tương lai số
Tin khác
