SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Trung Quốc chế tạo thành công siêu máy tính nhanh nhất thế giới

16:13, 08/12/2020
(SHTT) - Tạp chí Live Science cho biết, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công một máy tính lượng tử có thể thực hiện một nhiệm vụ nhanh hơn 100.000 tỷ lần so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Viện sĩ Phan Kiến Vĩ (Pan Jianwei), Giáo sư Lục Triều Dương (Lu Chaoyang) của Viện Khoa học Trung Quốc cùng các đồng sự vừa tuyên bố chế tạo thành công nguyên mẫu máy tính lượng tử với 76 quang tử (photon) mang tên "Cửu Chương" với khả năng xử lý nhanh gấp 100.000 tỷ lần siêu máy tính và 10 tỷ lần máy tính lượng tử của Google.

may tinh luong tu cuu chuong

 

Trước đó, danh hiệu siêu máy tính mạnh nhất thế giới thuộc về máy tính Fugaku của Nhật Bản. Không chỉ “thống trị” về tốc độ xử lý, siêu máy tính Fugaku còn chiếm lĩnh các vị trí hàng đầu trong 3 hạng mục khác liên quan tới ứng dụng trong công nghiệp, ứng dụng AI và phân tích dữ liệu lớn (big data). Fugaku có thể đạt tốc độ 530 petaflop, với một petaflop bằng một triệu tỉ phép tính/giây. Tốc độ này tương đương dân số 7 tỉ người trên toàn cầu chia nhau làm một phép tính/giây liên tục trong 2 năm liền.

Như vậy, nếu căn cứ theo cách tính truyền thống tối ưu hiện nay, máy tính này có tốc độ lấy mẫu hạt Boson nhanh hơn siêu máy tính số một thế giới Fugaku lên tới 100.000 tỷ lần, tốc độ tính toán cũng nhanh hơn 10 tỷ lần so với nguyên mẫu máy tính lượng tử Sycamore có tốc độ xử lý 53 qubit (bit lượng tử) của Google. Hay nói cách khác, nhiệm vụ mà máy tính Cửu Chương của Trung Quốc hoàn thành trong một phút thì siêu máy tính sẽ cần tới 100 triệu năm mới có thể làm xong.

Theo hãng NDTV, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh tay vào lĩnh vực điện toán lượng tử của nước này bằng việc chi 10 tỷ USD cho Phòng Thí nghiệm quốc gia và Khoa học thông tin lượng tử. Trung Quốc hiện cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về mạng lượng tử, nơi dữ liệu được mã hóa bằng cách cơ học lượng tử được truyền qua một khoảng cách rất xa.

Máy tính lượng tử được cho là có thể thay đổi thế giới, từ chuyển đổi ngành y học và mật mã học tới cách mạng hóa ngành thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời được đánh giá là xu hướng của tương lai do được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Những đột phá về loại thiết bị này có thể giúp hỗ trợ y học nghiên cứu kéo dài sự sống, tạo siêu vật liệu mới, thậm chí có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chính phủ và quân đội.

Chính vì những tiềm năng to lớn của máy tính lượng tử mà châu Âu và Mỹ cũng đang tích cực phối hợp nghiên cứu, trong đó, các người khổng lồ công nghệ trên thế giới như Google, Microsoft hay IBM đều tỏ ra cực kỳ quan tâm đến nghiên cứu loại máy tính này.

An An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Công ty sản xuất pin và ô tô khổng lồ BYD của Trung Quốc đã đạt được lợi nhuận kỷ lục vào năm 2023, vượt qua Tesla của Elon Musk để trở thành hãng bán xe điện nhiều nhất thế giới.