SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Triển vọng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2019

15:37, 11/07/2019
(SHTT) - Trong bối cảnh quý II/2019, nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, kinh tế Việt Nam đã đón nhận những diễn biến vui buồn với cả cơ hội và thách thức. Dựa trên tình hình đó, các chuyên gia kinh tế đã có những dự báo trong tương lai gần cho nền kinh tế nội địa.

Sáng ngày 11/7/2019, Tọa đàm Công bố Báo cáo kinh tế quý II/2019 đã được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) và Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam. Sự kiện cập nhật và thảo luận những sự kiện kinh tế gần đây với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành và đơn vị thông tấn báo chí.

bao cao kinh te quy 2.2019

 

Tại buổi tọa đàm, báo cáo đã chỉ rõ trong sáu tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở ba khu vực đều suy yếu. Trong đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng khá ảm đạm, chỉ đạt 2.39%, dịch vụ tăng trưởng 6.69%, công nghiệp – xây dựng tăng trưởng ở mức 8.93% thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Về tình hình hoạt động doanh nghiệp (DN), số DN thành lập mới tăng 30.8% với tổng vốn đăng ký lên tới 484,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó số DN tạm ngừng hoạt động đã giảm và chủ yếu tập trung ở ngành buôn bán lẻ, sữa chữa ô tô xe máy.

Lượng vốn FDI của Việt Nam đang tăng trưởng bất ổn kể từ năm 2018, Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư (43,6%), tăng trưởng cao đạt 16,4%.

Cán cân thương mại hàng hóa trong quý II ước tính thâm hụt 1,5 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước thâm hụt 8,94% tỷ USD.

Vấn đề lạm phát của Việt Nam trở nên nóng bỏng hơn trong quý II khi chỉ số CPI tăng 2,64% do tác động tiêu cực của dịch tả lợn Châu Phi. Điều chỉnh giá điện cuối quý I/2019 và giá xăng dầu giảm mạnh đã góp phần kiềm chế lạm phát.

sk

  Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách trình bày bản báo cáo trong sự kiện

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam trong quý II đã có mức tăng trưởng 6,71%, thấp hơn so với quý I. Chỉ số này phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI. Sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ CPTPP, EVFTA và căng thẳng thương mại mỹ - Trung sẽ tạo nhiều cơ hội tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Dự báo về mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam nửa cuối 2019, TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia Kinh tế cao cấp, Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) nhận định: sẽ có rất nhiều yếu tố tác động bên ngoài.

Tính bất định của nền kinh tế còn rất cao, vì vậy cần phải quan sát tình hình địa chính trị, sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và chính sách tiền tệ các nước lớn để dự báo chính xác. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới giảm ở những khu vực có quan hệ kinh tế mạnh mẽ nhất với Việt Nam là một tác động cần chú ý.

Tính chu kỳ phát triển kinh tế toàn cầu sẽ đem đến những tăng giảm bất ngờ và bóng đen của suy giảm khu vực tài chính toàn cầu vẫn còn, vì vậy Việt Nam sẽ có sự liên quan rất lớn.

Trong bối cảnh đó, động lực cho nền kinh tế Việt Nam sẽ là môi trường kinh doanh và đầu tư FDI. Đầu tư công là hy vọng cho sáu tháng cuối năm 2019, tuy nhiên cần giải quyết các vấn đề giải ngân. Người tiêu dùng Việt Nam rất lạc quan dù trong tình hình ảm đạm của nền kinh tế, vì vậy sức mua trong các ngành hàng tiêu dùng vẫn sẽ giữ ở mức an toàn.

sk1

 Các chuyên gia trong phiên đối thoại

VEPR cũng khuyến nghị một số lưu ý về chính sách để giúp cải thiện tình hình kinh tế cho thời gian tới như: cần xóa bỏ các rào cản đầu tư kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với vốn, thông tin, công nghệ, minh bạch và công bằng thuế…

Cần tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ và tỷ giá để đối mặt với sự bất ổn của kinh tế thế giới.

Trong sự kiện, các chuyên gia cũng đã có phiên trình bày và phản biện với báo chí về những vấn đề nợ công, cắt giảm chi tiêu và tinh giản bộ máy nhà nước, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, cách thức xây dựng khả năng chống chịu của nền kinh tế…

Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam hiện nay đang có nhiều điểm sáng, một trong số đó là nỗ lực thực sự của cả chính phủ và doanh nghiệp chung tay để giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế đất nước.

Thể An

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 8 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).