SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 18/03/2024
  • Click để copy

Triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

07:27, 28/11/2022
(SHTT) -Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2020 đến nay, dịch HIV đã có xu hướng gia tăng. Giai đoạn từ năm 2017 – 2019, mỗi năm phát hiện được khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV thì 02 năm qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc xét nghiệm HIV, nhưng hàng năm Việt Nam có hơn 13.000 trường hợp nhiễm HIV.

Sáng 26/11 vừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh), Bộ Y tế phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh tổ chức Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2022.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Bộ Trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Tường Lâm, Bí thư TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Taoufik Bakkali, Quyền Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam;....

Dai bieu tham du

Các đại biểu tham dự  

Đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và tương lai nòi giống của các dân tộc. Theo số liệu UNAIDS tính đến cuối năm 2021, thế giới hiện có khoảng 38,4 triệu người nhiễm HIV. Trong năm 2021, toàn thế giới có 1,5 triệu người nhiễm mới HIV và 650 ngàn người tử vong liên quan đến AIDS. Dịch HIV phân bố nhiều nhất là ở châu Phi (khoảng 25,6 triệu người hiện nhiễm HIV). Xu hướng nhiễm mới HIV trên toàn cầu tiếp tục giảm.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tính đến năm 2021 có 5,7 triệu người nhiễm HIV. Trong năm 2021, có 260.000 người nhiễm mới trong đó có khoảng 14.000 là trẻ em dưới 15 tuổi, 128.000 người tử vong do AIDS. Đối tượng mới được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) (chiếm 53%).

Tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong. Từ năm 2020 đến nay, dịch HIV đã có xu hướng gia tăng. Nếu như giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 mỗi năm chúng ta phát hiện được hơn 10.000 trường hợp nhiễm HIV thì 02 năm qua, mặc dù dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc xét nghiệm HIV nhưng mỗi năm Việt Nam có hơn 13.000 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo.

Bo truong Bo Y te Dao Hong Lan

 Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Lễ mít tinh

Phát biểu tại Lễ mít tinh Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết:  Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra 03 mục tiêu 95-95-95 là;95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình;  95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; và 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế.

Kết quả đạt được 02 mục tiêu đầu lần lượt là 86% và 80%. Điều này cho thấy, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam còn nhiều việc cần làm để đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Dịch HIV rất có thể bùng phát trở lại nếu chúng ta chủ quan, thiếu quan tâm, không đầu tư thỏa đáng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Mặc dù 02 năm qua, cả nước phải đối phó với đại dịch COVID-19 nhưng chúng ta đã nỗ lực không ngừng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, các văn bản chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Một vấn đề đáng lưu ý đó là xu hướng dịch HIV đang thay đổi từ hình thái lây nhiễm chủ yếu từ đường máu sang lây qua đường tình dục. Người được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ và nhiễm HIV trong nhóm tuổi trẻ tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2022, có tới 50% số ca nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm tuổi dưới 29 tuổi. Nam quan hệ tình dục đồng giới đang được báo cáo là nhóm đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, có những địa phương báo cáo có 60% - 80% người nhiễm HIV được phát hiện trong năm qua là thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

Dieu hanh

 

Tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị: Căn cứ cơ sở pháp lý đã ban hành và Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trung ương và UBND các tỉnh/thành phố chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và đầu tư, phân bổ ngân sách bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Ngành y tế tiếp tục mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và triển khai đồng bộ, toàn diện các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo chiến lược tiếp cận từ xét nghiệm, dự phòng đến điều trị HIV/AIDS: Người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận sớm với xét nghiệm HIV; Người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với điều trị bằng thuốc kháng vi rút và điều trị các bệnh đồng nhiễm HIV/Lao, HIV/Viêm gan C.  

Đẩy mạnh truyền thông và can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV. Tổ chức đánh giá kết quả triển khai Đề án thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày. Mở rộng cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày sau thí điểm.

 Đoàn thanh niên các cấp cần nâng cao nhận thức cho thanh niên về sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS. Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là một tuyên truyền viên tích cực về phòng, chống HIV/AIDS. Mỗi tổ chức đoàn phải có các sáng kiến, các mô hình phòng, chống HIV/AIDS phù hợp, hiệu quả, thân thiện với thanh niên. Trong đó chú ý nhóm thanh niên trẻ tuổi trong khu vực trường học, khu công nghiệp.

Các tổ chức cộng đồng cần tham gia tích cực, mạnh mẽ hơn trong góp ý xây dựng chính sách; Triển khai, theo dõi, đánh giá việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các nhóm đích. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ nghiên cứu cơ chế và tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức xã hội trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn ngân sách trong nước.

Tôi đề nghị các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước tiếp tục quan tâm hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam. Sự ủng hộ về tài chính là rất cần thiết để Việt Nam tiến dần đến tự chủ tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS. Sự hỗ trợ về kỹ thuật của các tổ chức quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với khoa học kỹ thuật, các sáng kiến mới, thực hành tốt giúp chúng ta đạt được các mục tiêu đề ra.

Thanh Tùng

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Theo xu hướng số hóa đang bao phủ trên mọi lĩnh vực, báo chí cũng cần nhanh chóng thay đổi để song hành cùng thời đại. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, việc đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số, dữ liệu số và đổi mới sáng tạo số là sự cần thiết cho tương lai báo chí.
Tin tức 12 giờ trước
Chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới với một chiếc taxi bay điện trong nỗ lực cách mạng hóa du lịch đã được công ty AutoFlight của Trung Quốc thực hiện thử nghiệm thành công.
Tin tức 12 giờ trước
Nhiều nhá máy ô tô sử dụng động cơ đốt trong tại Trung Quốc đang đối mặt với 'ranh giới sống còn' khi xe điện lên ngôi.
Tin tức 18 giờ trước
Bộ Công an đã có lịch dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực xét tuyển hệ chính quy vào 8 trường đại học, học viện thuộc khối ngành công an 2024.
Tin tức 18 giờ trước
Theo giới chuyên gia, việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong mua bán vàng nhằm phòng chống tình trạng rửa tiền.