SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 14/06/2025
  • Click để copy

Triển khai mạng 5G tại Việt Nam hiện nay liệu có quá sớm?

16:01, 09/12/2019
(SHTT) - Phát biểu tại Hội nghị Quốc gia lần thứ 22 với chủ đề “Thúc đẩy phát triển thông tin di dộng 5G và ứng dụng”, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện đã chia sẻ những thông tin khái quát bức tranh của mạng 5G tại Việt Nam hiện nay.

Ngày 7/12, tại Hà Nội, Hội Vô tuyến-Điện tử Việt Nam tổ chức “Hội nghị Quốc gia lần thứ XXII về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin” - REV-ECIT lần thứ XXII (The 22st National Conference on Electronics, Communications and Information Technology).

Năm 2019, với chủ đề “Thúc đẩy phát triển thông tin di dộng 5G và ứng dụng”, REV-ECIT 2019 thu hút sự tham gia của 200 đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành TW, các hội, hiệp hội trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin, các cơ quan thông tấn, báo chí… .

Chia sẻ về bức tranh 5G hiện nay, ông Lê Văn Tuấn, Phó cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, có một thực tế rất nhiều nước trên thế giới không có tần số cho 5G.

Le van tuan pct cuc tan so vo tuyen dien

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện Việt Nam

Ông Tuấn nói, các viễn cảnh về mạng 5G do các nhà mạng dưa ra có thể rất đẹp nhưng trên thực tế những nhà quản lý phải tính đến nhiều yếu tố cho phù hợp. 

Cũng trong phần phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Văn Tuấn đặt câu hỏi việc triển khai 5G hiện nay của Việt Nam hiện nay là sớm hay không? Với quan điểm cá nhân ông Tuấn cho rằng Việt Nam hiện đang triển khai sớm khi mà các thiết bị 5G hiện có mới chỉ bắt đầu được cung cấp và Châu Âu chưa triển khai 5G.

Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) cho biết, để triển khai 5G tại Việt Nam, tần số cho 5G rất được quan tâm. Bộ TTTT đã thông tin về việc quy hoạch và chuẩn bị tần số VTĐ cho 5G trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt những kết quả Hội nghị Vô tuyến thế giới WRC-19 tại Ai Cập vừa qua liên quan đến tần số cho 5G.

Tại WRC-19, hội nghị đã quyết định mở rộng phân bổ cho IMT trên băng tần 4800-4990 MHz  từ 03 lên thành 40 quốc gia, trong số đó đặc biệt có Việt Nam và 10 quốc gia khác được hưởng cơ chế miễn trừ yêu cầu áp dụng mức mật độ thông lượng công suất (pdf).

“Đây là một kết quả ấn tượng của đoàn Việt Nam tại WRC-19 đồng thời đem đến cơ hội thúc đẩy triển khai IMT trên băng tần 4800 - 4990 MHz được đánh giá khá tiềm năng cho phát triển 5G”, ông nói.

"Có doanh nghiệp Việt Nam sản xuất thiết bị 5G nên có thể quy hoạch băng tần cao hơn cho 5G ở Việt Nam".

Ông Tuấn cho biết, điều đáng mừng là tất cả băng tần đã cấp cho 3G hiện nay đều có thể dùng cho băng tần 5G. Vì vậy, nếu nhà mạng muốn cung cấp 5G hiện nay có thể dùng chính băng tần đã cấp cho 3G trừ băng tần 700 MHz.

2 băng tần thế giới đang dùng cho 5G là 2.8 - 2.6 GHz. Tuy nhiên đây không phải băng tần sẽ phổ biến nhưng nó đã được các nước triển khai trước và họ muốn tạo ra hệ sinh thái cho băng tần này.

Băng tần 2.6 GHz và băng tần C là băng tần chính sẽ được triển khai cho 5G.

Ngoài ra, ông Lê Văn Tuấn cho biết, hiện băng tần C là băng tần đã được sử dụng hơn 40 năm sử dụng cho vệ tinh và đang được dùng cho Vinasat 1. Trong khi đó, băng tần cho các thiết bị vệ tinh phát thanh truyền hình có độ thu từ 2.8 GHz - 4.5 GHz có chất lượng không đảm bảo và có thể gây nhiễu cho các trạm vệ tinh.

Để giải quyết vấn đề này, Cục Tần số cũng đã nhờ 1 công ty làm bộ lọc nhiễu kết quả rất tốt. Nếu triển khai rộng thiết bị này thì giá thành nhiều giá có thể giảm nhiều. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nghiên cứu dùng bằng C cho 5G nếu giải quyết được bài toán can nhiễu vì băng tần này có vùng phủ sóng tốt.

Cũng theo ông Tuấn, điều may mắn cho Việt Nam là đang có băng tần cao sạch cho quy hoạch mạng 5G. WRC.19 đã quy hoạch băng tần 24 - 27,5 GHz cho 5G và Việt Nam đã có sẵn sàng băng tần này.

Hạ An

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
Interesting Engineering đưa tin Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) ra mắt nền tảng thiết kế chip do AI điều khiển có tên QiMeng.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chuyển đổi số bền vững không chỉ là cuộc chơi công nghệ, mà là câu chuyện về quyền kiểm soát, khả năng mở rộng và chủ quyền số. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn mã nguồn mở đang nổi lên như nền móng cho một hệ sinh thái số tự chủ và linh hoạt.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 11/6, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia–Việt Nam (AVSTC) đã chính thức khai trương. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Sự ra đời của các cảm biến sinh học thế hệ mới không chỉ nâng cao năng lực giám sát an toàn thực phẩm mà còn đặt ra những khả năng hoàn toàn mới cho việc phát hiện nhanh các tác nhân gây hại, giúp giảm mạnh nguy cơ ngộ độc, lừa đảo thương mại và vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu.
.
Liên kết hữu ích
..