SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Triển khai dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại bếp ăn tập thể

07:15, 21/09/2022
(SHTT) - Ngày 20/9, Tổ điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 (Diễn đàn 970) của Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND, Sở NN-PTNT, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước đồng tổ chức “Diễn đàn trực tuyến kết nối thực phẩm an toàn với các bếp ăn tập thể”.

 Việt Nam hiện có khoảng 397 khu công nghiệp, với hàng nghìn bếp ăn tập thể cho công nhân. Bên cạnh đó, tổng số học sinh phổ thông là 17,9 triệu em, với hàng triệu em học bán trú tại hàng chục nghìn bếp ăn trong nhà trường. Vì vậy việc cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời giá bán là yêu cầu cấp thiết…

Chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến “kết nối thực phẩm an toàn với các bếp ăn tập thể”, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, với đối tượng công nhân, các em học sinh, chúng ta coi việc cung ứng nông sản, thực phẩm vào các khu công nghiệp, bếp ăn trường học không chỉ dừng ở khâu an toàn thực phẩm mặc dù đây là khâu quan trọng nhất.

“Chúng ta cần coi đây là sự chăm chút chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng, coi đây là sự chuyển biến nhận thức từ các hành vi tiêu dùng, làm quen với thực phẩm chế biến đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Toản nói.

bep an tap the

 

Cũng theo ông Toản, tiêu chuẩn dinh dưỡng hàng ngày của người dân Việt Nam nói chung và từng đối tượng tại từng môi trường làm việc nói riêng cần được thống nhất, đồng bộ. Hiện, ngành NN&PTNT đang cố gắng đồng bộ hóa, chuẩn hóa quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực như thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến… Thống kê chỉ ra, đến nay Việt Nam có khoảng 397 khu công nghiệp. Bên cạnh đó, tổng số học sinh phổ thông là 17,9 triệu em. Với từng quá trình phát triển thể chất của các em học sinh cần có những định mức, chế độ dinh dưỡng cụ thể.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cũng cho biết thêm, với hơn 10 triệu người đang sinh sống, học tập và làm việc, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của Hà Nội rất lớn. Trong khi đó, hiện nay, khả năng sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 35-60% nhu cầu của người dân Thủ đô. Do đó, Hà Nội rất cần kết nối các mặt hàng nông sản, thực phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố để bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng và các bếp ăn tập thể.

Tại diễn đàn, ông Võ Việt Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Y dược - thực phẩm Nam Hà Nội cũng cho biết, hiện nay, nhu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng rất lớn nhưng đối các doanh nghiệp sản xuất bài bản, chuyên nghiệp lại đang gặp rất nhiều khó khăn.

“Do nhiều yếu tố tác động, các nhà sản xuất thực phẩm đầu tư một cách bài bản, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe rất khó cạnh tranh với các hộ gia đình nhỏ lẻ hiện đang sản xuất theo hướng ‘phi tiêu chuẩn", ông Võ Việt Dũng nêu vấn đề.

Mặt khác, do yếu tố giá rẻ luôn hấp dẫn người tiêu dùng. Trong khi nhiều sản phẩm có giá rẻ là do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó làm lẫn lộn thực phẩm truy xuất nguồn gốc, thực phẩm sạch với thực phẩm được sản xuất phi tiêu chuẩn, không tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Do đó, rất cần sự vào cuộc các cơ quan quản lý nhà nước có thể hỗ trợ để tạo ra một môi trường kinh doanh văn minh, xây dựng các chuỗi sản phẩm đảm bảo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đồng thời các cơ quan cũng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tăng chế tài xử phạt đủ sức răn đe với các cá nhân, tổ chức sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, qua đó lấy lại công bằng cho những doanh nghiệp sản xuất bài bản, theo tiêu chuẩn.

Đưa ra giải pháp về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng phòng Quản lý chất lượng 2, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, để tạo chuỗi thực phẩm an toàn, cần sự liên kết sản xuất thông qua cam kết, hợp đồng về trách nhiệm, cùng nhau tạo ra sản phẩm an toàn từ trang trại tới bàn ăn. Như vậy, các cơ quan Nhà nước sẽ kiểm soát được an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất; truy xuất được nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Phát biểu kết luận diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh, cần xác định nguồn thực phẩm khi đưa vào trường học hay các khu công nghiệp bảo đảm truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, Việt Nam có nhiều đơn vị cung ứng vào bếp ăn tập thể. Để hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, các đơn vị cần tự nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành sản xuất.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần minh bạch, nâng cao trách nhiệm trong cung cấp các suất ăn. Cụ thể là cần minh bạch dạng hình sản phẩm, quản lý chất lượng, không gian thị trường cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng...

Hà Châu

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.