SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Trí tuệ nhân tạo giúp hoàn thành bản nhạc của Beethoven

10:17, 12/10/2021
(SHTT) - Trí tuệ nhân tạo đang dần ghi dấu ấn trong lĩnh vực nghệ thuật và điểm sáng nhất của trí tuệ nhân tạo, đó chính là giúp hoàn thành bản nhạc của Beethoven.

Ngày nay, các thuật toán thống trị cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Lái xe, làm việc hay học tập, chúng ta đều dựa vào trí tuệ nhân tạo, cho dù ta có nhận ra điều đó hay không. Trong một thời gian dài, sự sáng tạo được coi là thứ chỉ có thể xuất hiện từ bộ não con người. Nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, dù muốn hay không, điều này có thể không còn xảy ra nữa.

Máy tính đã hoàn tất những tác phẩm dang dở của các nhà soạn nhạc Gustav Mahler và Franz Schubert. Và giờ đây, bản giao hưởng chưa hoàn thành của nhạc sĩ thiên tài người Đức, Ludwig van Beethoven cũng đã được xử lý bằng AI.

tri tue nhan tao

 Trí tuệ nhân tạo giúp hoàn thành bản nhạc của Beethoven

Bắt đầu từ một vài ghi chú mà Beethoven đã viết trong một cuốn sổ tay trước khi qua đời vào năm 1827, các nhà nghiên cứu sử dụng phần mềm máy tính kết hợp với trí thông minh nhân tạo để hoàn thành phần còn lại của bản giao hưởng số 10.

Từ lâu, những người yêu mến Beethoven và nhiều nhà âm nhạc học vẫn luôn tiếc nuối về tác phẩm âm nhạc bị nửa đường đứt gánh đó nhưng giờ đây mọi thứ đã trử thành hiện thực.

Để thực hiện dự án, các nhà nghiên cứu âm nhạc và lập trình viên đã cho AI học hỏi những mẩu hợp âm của bản Symphony số 10 chưa được Beethoven hoàn thành, đồng thời cũng cho AI học thêm những phân đoạn khác trong bản Symphony Eroica. Trí tuệ nhân tạo sau đó được "toàn quyền quyết định" sẽ sáng tác tiếp như thế nào.

Giống như ngôn ngữ, âm nhạc được cho là dựa trên các đơn vị, và quá trình học tập liên quan đến việc xây dựng kiến thức. Để "dạy" máy tính, các bản giao hưởng, bản sonata piano và tứ tấu đàn dây của Beethoven đã được lập trình để đào tạo AI lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Cũng giống như hệ thần kinh của não người, máy tính có thể tự tạo ra các kết nối mới. Các kết quả âm nhạc phù hợp nhất và được tạo ra bởi trí thông minh nhân tạo đã được đưa trở lại hệ thống và các nốt nhạc mới được thêm vào.

Theo các nhà khoa học, mục tiêu của dự án là hy vọng kết hợp được các mảnh nháp để soạn thành một tác phẩm hoàn chỉnh và mạch lạc. Bản nhạc hoàn chỉnh đã được trình bày vào cuối tuần qua tại Đức, quê hương của nhà soạn nhạc đại tài.

Trước đó, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng gây ấn tượng khi có thể đọc hiểu cảm xúc trong những bức tranh. Panos Achlioptas - ứng viên tiến sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford (Mỹ) và đồng nghiệp phát triển một tập dữ liệu gọi là ArtEmis, gồm 81.000 bức tranh trên WikiArt và 440.000 phản hồi ghi lại cảm nhận của hơn 6.500 người khi ngắm các tác phẩm nghệ thuật. Dùng những phản hồi này, Giáo sư Leonidas Guibas - người đứng đầu nhóm của Achlioptas dạy máy tính cách đọc hiểu tác phẩm nghệ thuật thị giác và cách lột tả cảm xúc bằng ngôn từ. Giờ đây ArtEmis có thể đưa ra cảm nhận cho tất cả thể loại tranh từ chân dung, tĩnh vật đến trừu tượng. 

Guibas - giảng viên của phòng thí nghiệp AI và Viện AI Stanford cho biết công trình ArtEmis là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực thị giác máy tính. Guibas chia sẻ: "Thị giác máy tính truyền thống chỉ đọc nội dung theo nghĩa đen, như có ba con chó, hay có một người đang uống cà phê trong hình. Thay vào đó, chúng ta cần máy tính mô tả nội dung cảm xúc của bức ảnh". 

Thuật toán máy tính phân loại tranh của nghệ sĩ thành 8 loại cảm xúc như kinh ngạc, thích thú, sợ hãi, buồn bã... rồi giải thích vì sao bức tranh gợi lên cảm xúc như vậy. Achlioptas chia sẻ: "Chúng ta có thể cho máy tính xem một bức ảnh nó chưa bao giờ thấy, rồi nó sẽ nói xem con người sẽ cảm thấy như thế nào khi nhìn bức này".

Khi ngắm bức Bầu trời sao của van Gogh, AI cảm thấy "kinh ngạc" và nêu cảm nhận: "Màu xanh và màu trắng trong tranh khiến tôi cảm thấy như đang nhìn một giấc mơ". Trong khi bức Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai của Vermeer lại gợi cho AI cảm giác hài lòng, thỏa mãn vì cô gái trong tranh ăn mặc đẹp và có đôi mắt rất sinh động.

Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật.

Mai Hà

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Liên kết hữu ích