SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 08/12/2024
  • Click để copy

Trí tuệ nhân tạo chẩn đoán bệnh nhanh với độ chính xác cao hơn bác sĩ

07:21, 28/09/2019
(SHTT) - Với tỷ lệ chẩn đoán có độ chính xác cao tương đương với bác sĩ có kinh nghiệm hành nghề lâu năm trong thời gian ngắn, công nghệ AI đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người.

Kết quả nghiên cứu về sử dụng kỹ thuật học sâu (deep learning) trong chẩn đoán bệnh trên cơ thể người của trí tuệ nhân tạo (AI) của một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Bệnh viện Birmingham mới đây đã được công bố trên Lancet Digital Health.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng những thuật toán và sức mạnh tính toán mô phỏng trí tuệ con người, từ đó cho phép máy tính quan sát, phân tích hàng nghìn dữ liệu hình ảnh đồng thời để đưa ra chẩn đoán cho từng cá nhân.

4-Ways-IoT-is-Enhancing-Modern-Day-Healthcare-640x427

Với sự hỗ trợ của AI, quá trình kiểm tra sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó tạo tiền đề giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. 

Giáo sư Alastair Denniston, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "AI có thể phát hiện các bệnh, từ ung thư đến bệnh về mắt, tuy nhiên khả năng chẩn đoán bệnh của AI về cơ bản không vượt quá khả năng con người".

AI có thể phân tích triệu chứng chẩn đoán chính xác 87% ca bệnh, 93% trường hợp hết bệnh, tỷ lệ này với bác sĩ là 86% và 91%.

Trước đó, các nhà nghiên cứu tại đại học Standford đã thực hiện nghiên cứu khả năng phát hiện ung thư da của AI và thu được kết quả ngoài mong đợi. Theo đó, kết quả của nhóm này cho thấy, đối với căn bệnh ung thư hắc tố da, bác sỹ da liễu chỉ nhận diện được 95% những tổn thương do nó gây nên và chẩn đoán được đúng 76% là u lành tính. Cùng thử nghiệm đó, thuật toán AI kia ghi được 96% trường hợp bị nhiễm hắc tố da và đúng 90% đối với nốt ruồi không gây hại.

ung-thu-da-3

Khả năng chẩn đoán của AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người hiện nay không hề hua kém so với kinh nghiệm của các bác sĩ lâu năm. 

Các bệnh viện trên khắp thế giới đang ứng dụng AI trong chăm sóc sức khỏe, trong đó có Bệnh viện Mắt Moorfields, London. Một thuật toán viết bởi Trung tâm nghiên cứu DeepMind do Google sở hữu có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chi tiết chỉ trong khoảng 30 giây bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp quang học (OCT).

AI còn có thể xác định chính xác một số rối loạn di truyền hiếm gặp bằng cách phân tích ảnh chụp khuôn mặt bệnh nhân. 

Một ứng dụng tên DeepGestalt trong ba cuộc thử nghiệm đã thể hiện khả năng vượt trội hơn các bác sĩ lâm sàng khi phát hiện hàng loạt triệu chứng bệnh. 

Như vậy, với sự hỗ trợ của AI, công việc chẩn đoán bệnh tật của các bệnh nhân sẽ trở lên hiệu quả và ít tốn công sức hơn nhiều so với trước đây. Điều này cũng khiến cho người bệnh được chữa trị kịp thời và có thêm khả năng kéo dài sự sống so với trước đây.

Hiện tại, thị trường toàn cầu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăm sóc sức khỏe đang tăng mạnh, dự kiến tăng từ 1,3 tỷ USD (năm 2019) lên 10 tỷ USD (năm 2024), theo ước tính của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley.

Bảo An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Hệ thống giải thưởng VinFuture gồm 4 hạng mục, trong đó một Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu USD (hơn 73 tỷ đồng) và ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD (hơn 12 tỷ đồng).
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 5/12, Trung Quốc ra mắt máy tính lượng tử siêu dẫn "Tianyan-504" được trang bị chip "Xiaohong" 504 qubit, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực tính toán lượng tử của nước này.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Tối 6/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ trao giải thưởng VinFuture lần thứ tư. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương Việt Nam và đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và các nhà khoa học.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học đến từ Đại học Bristol và Cơ quan năng lượng nguyên tử Anh (UKAEA) phát triển thành công pin kim cương carbon-14 đầu tiên trên thế giới. Nguồn năng lượng cách mạng hóa này có khả năng cung cấp điện cho thiết bị trong hàng nghìn năm, mang đến giải pháp bền vững và hiệu quả.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Hội đồng xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024" đã họp bàn để tìm ra 17 trí thức tiêu biểu và vinh danh trong năm 2024. Buổi lễ Tôn vinh sẽ diễn ra vào ngày 18/12/2024.
.
Liên kết hữu ích
..