SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Tri thức của nhiều người 'lạc trôi' vào cuốn 'Giọng điệu trong thơ trữ tình' của PGS-TS. Nguyễn Đăng Điệp

14:11, 31/03/2022
(SHTT) - Hiện tượng đạo văn trong văn học nghệ thuật diễn ra rất tinh vi và phức tạp. Việc phát hiện ai đó hay cuốn sách nào đó đạo văn thì bao giờ cũng gióng lên tiếng chuông cảnh báo về việc bảo hộ quyền tác giả, chế tài xử phạt, đạo đức học thuật của người làm nghiên cứu…

 Để làm rõ vấn đề này, dưới đây, chúng tôi xem xét trường hợp cuốn sách Giọng điệu trong thơ trữ tình (Qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới) của ông Nguyễn Đăng Điệp, đương kim Viện trưởng Viện Văn học có dấu hiệu đạo văn nhiều công trình khác.

Cuốn Lý luận và văn học của Lê Ngọc Trà do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 1990 tập hợp 10 bài viết thú vị. Trong số đó có bài “Một số vấn đề thi pháp học” bàn đến giọng điệu, giọng văn (thơ). Khi viết Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp có biết và tham khảo cuốn sách này, tuy nhiên ở nhiều trang viết, ông Nguyễn Đăng Điệp có dấu hiệu đạo văn, khi lấy tri thức của Lê Ngọc Trà với các thao tác sao chép nguyên văn, chỉnh sửa, trộn và đảo lại câu văn, không hề ghi chú nguồn. Việc làm này cho thấy những vấn đề về đạo đức của người làm nghiên cứu rất đáng báo động.

Trong Giọng điệu trong thơ trữ tình, tác giả Nguyễn Đăng Điệp viết: “Việc phân chia loại hình giọng điệu cũng khác nhau, xuất phát từ những tiêu chí khác nhau. Đứng về mặt cấu trúc mà nói, người ta có thể chia thành giọng chính và giọng phụ… Nếu căn cứ vào sắc thái tình cảm, có thể nói đến giọng gay gắt hay bình thản, trang trọng hay suồng sã, mạnh hay yếu, kính cẩn hay châm biếm. Nếu căn cứ vào dạng thức tình cảm sẽ có giọng bi, giọng hài, giọng anh hùng ca… Còn nếu chú ý đến khuynh hướng tư tưởng thì có thể nói đến các loại giọng: thông cảm hay lên án, yêu thương hay tố cáo, khẳng định hay phủ định… Cũng có khi, từ cái nhìn ngôn ngữ học, người ta chia thành giọng trần thuật, giọng nghi vấn, giọng cảm thán”.

Mở trang 152, 153, 154 cuốn Lý luận và văn học (1990), chúng tôi thấy từ lâu Lê Ngọc Trà đã viết: “Giọng của tác phẩm thường bao gồm giọng chính, và những giọng khác”; “Có nhiều hình thức phân chia giọng văn (thơ) theo loại hình. Có cách xác định giọng theo sắc thái tình cảm. Theo cách này có thể gọi giọng của tác phẩm là trang trọng hay thân mật, thong thả hay vội vàng, bình thản hay gay gắt, mạnh mẽ hay yếu ớt, có sức hay không có sức. Cách thứ hai phân chia giọng điệu theo loại tình cảm. Ở đây sẽ có giọng bi, hài, trữ tình hay châm biếm, lãng mạn, anh hùng ca hay dằn xé, xung đột… Cũng có cách xác định giọng căn cứ vào khuynh hướng tình cảm, theo đó giọng của tác phẩm có thể là thông cảm hay lên án, phê phán hay khẳng định, yêu thương hay cay độc. Ngoài ra có thể phân ra giọng tường thuật, giọng nghi vấn, giọng mệnh lệnh hoặc giọng kể, giọng hát, giọng ngâm…”

nguyen dang diep2

 

nguyen dang diep3

 

nguyen dang diep4

 

Cuốn Giọng điệu trong thơ trữ tình trang 40 diễn đạt như sau: “Giọng điệu khác với ngữ điệu. Việc đồng nhất hai khái niệm này là không hợp lý. Ngữ điệu là một phạm trù của ngôn ngữ học còn giọng điệu là một phạm trù của thi pháp học”. Trước đó, Lê Ngọc Trà đã viết: “Giọng văn (thơ) có quan hệ với giọng điệu, ngữ điệu của lời nói, nhưng hai cái không phải là một. Giọng văn (thơ) là một phạm trù của thi pháp học, còn ngữ điệu là một phạm trù của ngôn ngữ học.” (Lý luận và văn học, tr. 153).

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, xuất bản lần đầu năm 1992 bởi Nhà xuất bản Giáo dục, sau đó được tái bản rất nhiều lần ở các nhà xuất bản khác. Khi nghiên cứu giọng điệu, Nguyễn Đăng Điệp biết đến và tham khảo cuốn sách này, thế nhưng có nhiều định nghĩa, nhiều chỗ phân tích của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có dấu hiệu “lạc trôi” vào cuốn Giọng điệu trong thơ trữ tình của Nguyễn Đăng Điệp.

nguyen dang diep

 

Trang 42 cuốn Giọng điệu trong thơ trữ tình đánh giá nhịp điệu có đoạn như sau: “Nhìn một cách tổng quát, nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của các hiện tượng ngôn ngữ nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới trong sự vận động của nó”. Tri thức này vốn có trước đó trong Từ điển thuật ngữ văn học, cụ thể ở trang 200 người biên soạn Từ điển đã viết: Nhịp điệu là “một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tượng. Trong văn học, nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, motif… nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới, tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật”.

nguyen dang diep1

 

Trang 43 cuốn Giọng điệu trong thơ trữ tình nói như thế này: “Nhịp điệu tồn tại ở mọi cấp độ của tác phẩm văn học. Ở cấp độ tổ chức văn bản thơ chẳng hạn, đơn vị cơ bản của sự lặp lại là các dòng thơ (cụ thể là qua số tiếng: thơ 5 tiếng, thơ 7 tiếng...). Trong mỗi dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ... Từ nhịp điệu của thể thơ và luật thơ, nghệ sĩ sẽ xây dựng nhịp điệu của riêng mình. Còn trong văn xuôi, nhịp điệu thể hiện qua cách phân chia chương, hồi, sự lặp lại các đơn vị câu và ngắt nhịp trong bộ phận câu”. Thực ra thì, từ trước đó, trang 201 của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (1997) đã nhận định rằng: “Tất cả các cấp độ trong cấu trúc của một tác phẩm văn học đều có những yếu tố lặp lại, luân phiên tạo thành nhịp điệu nghệ thuật…. ở cấp độ tổ chức văn bản, đơn vị cơ bản của sự lặp lại trong thơ là dòng thơ (cũng được gọi là câu thơ) với độ dài của nó gồm số tiếng (v.d: 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng) và vần như là điểm ngắt của nó. Vì vậy mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ… Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành cái nền nhịp điệu trên đó nhà thơ tạo dựng nên nhịp điệu riêng cho thơ mình, gắn với các phương tiện ngữ nghĩa. Trong văn xuôi, nhịp điệu của tổ chức lời văn được hình thành trên cơ sở sự phân tách văn bản thành chương, hồi, đoạn. Câu văn dài ngắn, khúc khuỷnh được lặp lại cũng tạo nên nhịp điệu cảm nhận đời sống”.

nguyen dang diep6

 

nguyen dang diep5

 

Còn rất nhiều trang sách có dấu hiệu “vi phạm” đạo đức nghề nghiệp nhưng chúng tôi sẽ bàn mở rộng ở bài viết khác. Vấn đề đặt ra qua một việc khảo sát sơ bộ trên đây là: Khi có nhiều tri thức “lạc trôi” vào cuốn Giọng điệu trong thơ trữ tình, thì một vấn đề khiến chúng ta phải nghĩ lại, nghĩ tới là các giải thưởng mà cuốn sách này được trao tặng nó có xứng đáng không và trách nhiệm của các hội đồng đã thẩm định cuốn sách đó ra sao? Chúng tôi chia sẻ với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi ông cho rằng: “Một trí thức ăn cắp tri thức thì tệ hại hơn cả những tội ăn cắp vật chất, nguy hiểm hơn cả tham nhũng. Trí thức là đại diện cho trí tuệ và đức hạnh của một quốc gia mà lại ăn cắp thì tồi tệ hơn tất cả và là mối nguy cơ cho quốc gia, cho dân tộc lớn hơn tất cả các loại ăn cắp khác.”

 Hoài Trinh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.