SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Trao chứng nhận nhãn hiệu cho đặc sản tôm cá sông Đà, Hòa Bình

15:54, 13/12/2018
(SHTT) - Trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình năm 2018 vừa qua, Bộ KH&CN vừa tiến hành trao chứng nhận nhãn hiệu cho hai sản phẩm đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình" và "Cá sông Đà Hòa Bình".

Chủ sở hữu hai nhãn hiệu đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình" và "Cá sông Đà Hòa Bình" chính là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình và Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Hòa Bình.

Theo ông Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, nhắc đến tỉnh này không thể không kể đến nhà máy thủy điện Hòa Bình - nơi có nhiều sản phẩm đặc hữu của tỉnh. Hiện, theo thống kê, khu vực này có khoảng 4.300 lồng cá, tôm sản lượng dự kiến năm nay khoảng 8.300 tấn/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động.

Cũng theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình các sản phẩm tôm, cá được nhiều người tiêu dùng đón nhận nhưng khâu tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước, người tiêu dùng không nhận biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vì vậy, việc chứng nhận cho sản phẩm “Cá, Tôm sông Đà Hòa Bình” là cần thiết.

trao-nhan-hieu-chung-nhan-cho-san-pham-tom-song-da-hoa-binh-va-ca-song-da-hoa-binh

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng trao chứng nhận nhãn hiệu “Tôm sông Đà Hòa Bình” và “Cá sông Đà Hòa Bình” cho đại diện tỉnh Hòa Bình  

Nhãn hiệu “Cá sông Đà Hòa Bình” được sử dụng để chứng nhận cho hai nhóm sản phẩm cá khai thác tự nhiên và nuôi, được công nhận đáp ứng các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng cảm quan, lý hóa và quy định khai thác hoặc nuôi.   

Nhãn hiệu “Tôm sông Đà Hòa Bình” chứng nhận cho sản phẩm tôm khai thác tự nhiên tại lưu vực sông Đà của tỉnh Hòa Bình, đáp ứng các tiêu chí về chất lượng cảm quan, lý hóa và quy định khai thác. Sản phẩm “Tôm sông Đà Hòa Bình” có đặc điểm cơ bản như sau: Màu nâu đất, mùi đặc trưng của tôm tươi, nguyên con, không lẫn tạp chất, không tồn dư kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh.

ca-song-da-nuong-do-hoa-binh

 

Các chuyên gia cho rằng, việc gắn nhãn hiệu này nhằm tạo công cụ tiếp cận và phát triển thị trường cho các sản phẩm, bảo vệ người sản xuất nhưng điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nội bộ tại chính các cơ sở sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung, nghiên cứu…

Để quản lý và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu thì cần xây dựng và vận hành mô hình kiểm soát nhãn hiệu, minh bạch hóa sản phẩm thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc có kiểm soát và cập nhật, tăng cường quảng bá giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất cần tích cực và chủ động trong việc tham gia thị trường.

Nam An (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa xử phạt đối với 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên không gian mạng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Suntory PepsiCo Việt Nam và nhãn hàng Pepsi đã tổ chức sự kiện “Pepsi – Thirsty for more” nhân kỷ niệm 30 năm sản phẩm Pepsi đầu tiên có mặt tại Việt Nam và đánh dấu kỷ nguyên mới. Sự kiện cũng nhằm đánh dấu sự kiện Pepsi thay đổi bộ nhận diện toàn cầu mới.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Đối với các công ty khởi nghiệp, việc có thể bảo vệ tốt các tài sản trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Trong đó, Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về các sản phẩm OCOP.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định số 9358/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể “Cây giống lâm nghiệp Hữu Lũng” cho sản phẩm cây giống lâm nghiệp của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.