SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Tránh bị lợi dụng khi tham gia chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý sang Nhật

08:18, 21/10/2014
Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, ứng viên hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc hoàn toàn miễn phí. Cơ quan này cũng cảnh báo về tình trạng trục lợi với người lao động muốn tham gia chương trình này.

Miễn phí khi tham gia chương trình ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật

Thông báo về chương trình tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc, ông Tống Hải Nam (ảnh bên), Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nói rõ, đợt tuyển ứng viên khóa 3 do cơ quan này đang thực hiện là miễn phí. Các ứng viên đủ tiêu chuẩn được chọn khi tham gia chương trình không phải đóng bất cứ khoản tiền nào, từ chi phí học tiếng Nhật, giáo trình, được nhận tiền sinh hoạt phí, tương đương 5 triệu đồng/ tháng trong thời gian một năm học tiếng Nhật. Chi phí xuất cảnh cũng được phía Nhật Bản lo. Người lao động chỉ phải chi trả làm hộ chiếu cá nhân, chi phí khám sức khỏe để làm hồ sơ… Kết thúc khóa học, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3.

Ảnh: Ngân Anh
 

Ông Nam chia sẻ, chương trình đã triển khai thành công hai khoá. Khóa một với 138 cá nhân đạt từ trình độ tiếng Nhật N3 trở lên đã sang Nhật Bản làm việc vào tháng sáu năm nay. Các em đã được học thêm hai tháng tiếng Nhật tại nước bạn, rồi chuyển về các các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản.

Khoá 2 đã tuyển sinh 150 em. Khóa 3 dự kiến sẽ đào tạo tập trung 180 ứng viên, khai giảng trung tuần tháng 12 năm nay. Trong khóa 1 và khóa 2, kinh phí tổ chức đào tạo và được chi từ ngân sách của Chính phủ Nhật Bản. Sang khóa 3, theo cơ chế hợp tác giữa hai bên, Việt Nam chia sẻ một phần kinh phí thuê cơ sở đào tạo tiếng Nhật nhưng nguồn này được lấy từ ngân sách nên học viên cũng không phải trả thêm khoản tiền nào.

Những cá nhân được tuyển chọn sẽ sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa ba năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần), và tối đa bốn năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần).

Ứng viên điều dưỡng tại Nhật Bản mỗi năm được kiềm tra một lần để thi lấy cấp chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên. Ứng viên hộ lý chỉ được thi vào năm cuối cùng, năm thứ 4, nếu đỗ sẽ được ở lại làm việc lâu dài. Nếu có thể lấy chứng chỉ hành nghề quốc gia của phía bạn, mức lương của điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sẽ cao hơn, dao động từ 270- 300 nghìn yên/tháng.

Yêu cầu khó nhất với các ứng viên là phải có bằng cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (ba năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (bốn năm). Ứng viên điều dưỡng có chứng chỉ của Bộ Y tế cấp về chứng chỉ hành nghề, kèm năm kinh nghiệm do các cơ quan chức năng phía Việt Nam cấp.

Được biết, chi phí đào tạo cho mỗi ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản là khoảng 20 nghìn USD.

Thận trọng với thông tin đi làm trợ lý điều dưỡng tại Nhật

  

Ảnh: Ngân Anh.

Ông Nam khẳng định, Cục Quản lý lao động ngoài nước là đầu mối duy nhất phối hợp với các cơ quan của Nhật Bản tuyển chọn, đào tạo để triển khai chương trình đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản. Điều này khác với chương trình của một số doanh nghiệp tổ chức đưa lao động trong nước sang làm trợ lý giúp việc cho điều dưỡng viên Nhật Bản.

Ông Nam dẫn chứng, trong số 68 ngành nghề thực tập sinh kỹ năng cấp 2 (thời gian ba năm tại Nhật Bản) của nước bạn, phía Nhật Bản hoàn toàn chưa tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài trong ngành trợ lý giúp việc điều dưỡng và trợ lý hộ lý. Với chương trình thực tập sinh cấp 1 (thời gian một năm tại Nhật Bản), pháp luật nước bạn không cấm. Theo thông tin Cục Quản lý lao động ngoài nước có được, qua làm việc với các cơ quan chức năng phía bạn, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ một tổ chức, cơ sở nào tại Nhật Bản làm thủ tục với cơ quan chức năng của Nhật Bản, cụ thể là Bộ Tư pháp nước này, để đề nghị tiếp nhận thực tập sinh cấp 1 nghề trợ lý giúp việc cho điều dưỡng và hộ lý nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản.

Ngày 4-9 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản chính thức đề nghị một doanh nghiệp ở Hải Phòng không thực hiện hợp đồng đưa 100 lao động đi thực tập nghề trợ lý giúp việc cho điều dưỡng Nhật Bản.

Qua quá trình tiếp nhận hồ sơ của ứng viên hai khoá trước, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng phát hiện những nghi vấn về tình trạng lợi dụng người lao động để trục lợi của một số tổ chức, cá nhân và đã thông báo với cơ quan cảnh sát điều tra. Bởi thực tế, một số người muốn tham gia chương trình ứng viên điều dưỡng, hộ lý có thể phải qua cò mồi, mất phí để nộp hồ sơ.

Những chương trình đưa điều dưỡng sang Đức, Nhật Bản đều do phía đối tác nước bạn đề nghị một cơ quan nhà nước đứng ra thực hiện. Thuận lợi của chương trình ứng viên điều dưỡng, hộ lý là học không mất tiền, lương cao hơn thực tập sinh. Người lao động cần cảnh giác, có ý thức rõ ràng, đừng nghĩ rằng phải qua các khâu trung gian mà phải đến đúng địa chỉ để tìm hiểu thông tin chính thức, tránh bị mất tiền oan.


* Các điều kiện tham gia chương trình ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang Nhật Bản: tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (ba năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (bốn năm), không quá 35 tuổi (tính từ ngày 1-1-1979 trở đi), đủ điều kiện về sức khỏe; không có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với ứng viên điều dưỡng, ngoài những tiêu chí trên, phải có thêm các điều kiện sau: Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự chín tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).

Muốn biết thêm về chương trình, cá nhân có thể liên hệ trực tiếp số 04.3936.6633 hoặc 04-3824-9517 (số máy lẻ 511, 513). Thông tin chi tiết cũng có trên website của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (www.molisa.gov.vn), Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn).


Tin khác

Tin tức 25 phút trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 28 phút trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Theo công bố của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, trong năm 2023, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt được xếp hạng thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính.
Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã chính thức khởi động chương trình hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện. Theo đó, từ ngày 19/4, học sinh có thể theo dõi các chương trình ôn tập trực tuyến trên kênh H2 của Đài PT-TH Hà Nội và ứng dụng HANOI ON.