SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Tích cực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra

07:32, 22/10/2022
(SHTT) - Kết hợp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra sẽ góp phần nâng cao giá trị nông sản, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, từ đó giúp bà con cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng yên tâm sản xuất nông nghiệp.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp được xem là khuyến cáo bà con nông dân áp dụng theo những cái mới, cái hay vào trong sản xuất. Còn liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra đó chính là định hướng, hỗ trợ bà con tìm đầu ra cho sản phẩm. Khi kết hợp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra sẽ góp phần nâng cao giá trị nông sản, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, từ đó giúp bà con yên tâm sản xuất nông nghiệp. 

Tại sao cần phải áp dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp gắn liền với tiêu thụ sản phẩm đầu ra?

Sau gần 15 năm thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì lĩnh vực nông nghiệp nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Đời sống của người dân được cải thiện, diện mạo nông nghiệp thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nhìn chung nền nông nghiệp Việt Nam vẫn bắt gặp một số bất cập.

Thứ nhất, quy mô sản xuất nông nghiệp nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị gia tăng thấp. Các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thường là những sản phẩm thô, có giá trị thấp. Hình thức sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình, hợp tác xã hay doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ lẻ; chưa có sự liên kết với nhau.

SXNNnhole

Quy mô sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn nhỏ lẻ.

Thứ hai, nông nghiệp nước ta chưa thực sự chuyển mình theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Sự gắn kết giữa bà con nông dân với khoa học, doanh nghiệp còn khá mờ nhạt. Chính điều này dẫn đến tình trạng nền sản xuất giá trị thấp, thiếu tính bền vững. Thị trường để mở rộng tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài gây nên tình trạng “được mùa mất giá, giải cứu nông sản” lặp đi lặp lại từ mùa này qua mùa khác. Vì vậy, việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp là điều quan trọng. Tuy nhiên, cần phải có một hướng đi nào đó để người sản xuất nông nghiệp tiếp cận cái mới, khắc phục những cái lạc hậu.

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp còn gây ra nhiều vấn đề nhức nhối. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học, thuốc tăng trọng trong chăn nuôi,... gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, liên quan đến an toàn thực phẩm. 

Người tham gia sản xuất nông nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật điều này cũng làm cho giá trị nông sản bị hạ thấp, kéo theo thu nhập của bà con nông dân cũng đi xuống.

Đứng trước thực trạng này, không còn cách nào khác đó chính là giúp người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, internet… Từ đó giúp người dân tiếp cận với khoa học, giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ chi phí đầu tư vào vật tư nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoặc tổ chức cũng cần phải đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Trạm Xanh áp dụng chuyển giao kỹ thuật tại các trang trại liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra

Để giúp nông nghiệp Việt Nam tháo gỡ những bất cập trên, Trạm Xanh đã đẩy mạnh việc áp dụng chuyển giao kỹ thuật ở trang trại trên địa bàn các huyện của Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận. Đồng thời liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra đảm bảo sản phẩm nông sản của bà con tiêu thụ được giá. 

ThanhLongRuotDo

Trạm Xanh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại vườn thanh long ruột đỏ.

Từ năm 2021 đến nay, Trạm Xanh đã thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hàng chục trang trại trồng trọt, chăn nuôi; tiêu biểu có các trang trại: Trang trại thanh long ruột đỏ xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Trang trại nhãn lồng xã Nễ Châu, thành phố Hưng Yên, Trang trại bưởi hữu cơ xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, Trang trại gà đẻ Cường Hương, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội… 

Trạm Xanh liên kết tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của các trang trại trên. Nhằm giúp bà con tiếp cận gần hơn với khoa học kỹ thuật, yên tâm đón nhận những cái mới cái hay vào trong sản xuất nông nghiệp mà vẫn đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Cũng trong thời gian qua, Trạm Xanh tham dự các hội nghị khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức tại huyện Sóc Sơn, huyện Thạch Thất, huyện Đan Phượng. Với vai trò trong Ban cố vấn giải đáp và đưa ra các giải pháp trong việc tổ chức liên kết chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. 

DoHoangThach

Ông Đỗ Hoàng Thạch - TGĐ Trạm Xanh ký Biên bản hợp tác với Bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam.

Nội dung của biên bản: Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ các sản phẩm được sản xuất từ mô hình liên kết của Trạm Xanh vào tiêu thụ tại các chuỗi Siêu thị trong cả nước là thành viên của Hiệp hội.

Tại đây, Trạm Xanh đã kết nối với một số HTX sản xuất nông nghiệp để thí điểm xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học và liên kết tiêu thụ sản phẩm đối với mô hình bưởi Diễn tôm vàng, mô hình chuối tiêu hồng của huyện Đan Phượng, mô hình thanh long ruột đỏ và mô hình nuôi vịt an toàn sinh học của huyện Thạch Thất.

Đồng thời Trạm Xanh cũng giới thiệu giải pháp ứng dụng Công nghệ AI trong quản lý và cung ứng vật tư nông nghiệp giúp bà con nông dân tiếp cận kịp thời với tiến bộ kỹ thuật, mua được sản phẩm chất lượng phục vụ sản xuất, giảm giá thành sản phẩm do hạn chế khâu trung gian đồng thời tiện lợi không phải đến cửa hàng để mua vật tư như trước kia.

Lời kết

Để người sản xuất nông nghiệp thật sự tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 th cần có sự quan tâm của các HTX, doanh nghiệp, các bộ ngành địa phương đưa ra các chính sách, chương trình tập huấn cụ thể. Đồng thời gắn chuyển giao kỹ thuật với tiêu thụ nông sản để đảm bảo đầu ra nông sản cho người dân. Như vậy, người dân mới thực sự yên tâm thực hiện, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Trạm Xanh hoạt động bám sát vào các Đề án, Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Thành phố Hà Nội như:

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam theo quyết định số 687/QĐ-TTg.

Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Kế hoạch thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 theo quyết định số 3119/QĐ-UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định 3215/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội.

Kế hoạch 220/KH-UBND phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phúc Huy

Tin khác

Kinh tế 2 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết giá cà phê lên cao và nhanh khiến họ không trở tay kịp.
Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Tại khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An), Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD.
Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Theo nghiên cứu của IDC, với việc khảo sát hơn 2.100 doanh nghiệp với tổng số hơn 13 triệu nhân viên tại 16 quốc gia trên toàn cầu cho thấy: mỗi đô la đầu tư vào AI, các công ty sẽ thu về lợi nhuận trung bình là 3,5 đô la đến 8 đô la.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.