SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Trái phiếu Việt Nam nóng nhất Đông Á

15:00, 19/03/2013
Thị trường trái phiếu nội tệ tại các nền kinh tế mới nổi Đông Á tăng mạnh năm 2012, nhanh nhất là ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc này cũng làm dấy lên lo ngại bong bóng giá tài sản trong khu vực.

Theo báo cáo Asia Bond Monitor của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thị trường trái phiếu đồng nội tệ của Việt Nam trong quý IV/2012 đạt quy mô 25 tỷ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước và 17,6% so với quý liền trước. Đây là tốc độ tăng mạnh nhất trong khu vực Đông Á.

Riêng trái phiếu chính phủ, tốc độ tăng trưởng lên tới 54,6% lên 24 tỷ USD, chủ yếu là do Việt Nam tăng lượng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu (với tốc độ 71,5%). Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tỉ lệ ký kết chỉ đạt 47,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 1 tỷ USD, tiếp tục giảm đều kể từ tháng 3 năm 2011.

Các thị trường Philippines và Malaysia tăng tương ứng là 20,5% và 19,9%, trong khi thị trường Ấn Độ tăng mạnh 24,3% lên 1 nghìn tỷ USD. Nhật Bản vẫn chiếm giữ thị trường lớn nhất ở châu Á ở mức 11,7 nghìn tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc đạt mức 3,8 nghìn tỷ USD.

Theo ADB, đây là tín hiệu cho thấy không những nhà đầu tư tiếp tục quan tâm đến các nền kinh tế tăng trưởng nhanh tại đây, mà nguy cơ bong bóng giá tài sản cũng ngày một cao.

"Các nước Đông Á mới nổi linh hoạt hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, các chính phủ vẫn cần cẩn trọng để việc gia tăng dòng vốn không thổi phồng giá tài sản. Họ cũng nên chuẩn bị đối phó với khả năng dòng vốn đảo ngược khi Mỹ và châu Âu tăng trưởng trở lại", ông Thiam Hee Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao thuộc Văn phòng Hội nhập kinh tế khu vực của ADB cho biết.

Đến cuối năm 2012, các nước mới nổi khu vực Đông Á còn 6.500 tỷ USD dư nợ trái phiếu nội tệ, cao hơn so với 5.700 tỷ USD cùng kỳ. Số liệu trên tương đương mức tăng 3% hàng quý và 12,1% mỗi năm, tính theo nội tệ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, dù nhỏ hơn trái phiếu Chính phủ, đã thúc đẩy sự tăng trưởng này, với mức tăng 6,2% hàng quý và 18,6% hàng năm, lên 2.300 tỷ USD.

Các nền kinh tế Đông Á mới nổi là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Giới đầu tư đã rót tiền vào các khu vực trên từ đầu thập niên 90. Tuy nhiên, dòng vốn chỉ tăng tốc những năm gần đây do lãi suất thấp và tăng trưởng chậm, thậm chí âm, ở các nước phát triển. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi Đông Á vẫn tăng trưởng cao và đồng tiền cũng ngày càng có giá.

Đầu tư từ nước ngoài ngày càng mạnh, khi quyền sở hữu ngoại ở hầu hết các thị trường trái phiếu tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi Đông Á tăng vào nửa cuối năm 2012. Ví dụ, ở Indonesia, nhà đầu tư ngoại giữ 33% dư nợ trái phiếu chính phủ, tính đến cuối năm 2012. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Malaysia đạt 28,5% cuối tháng 9 năm ngoái.

Chính phủ tại các nước mới nổi Đông Á đang ngày càng chuộng bán trái phiếu dài kỳ, giúp họ linh hoạt hơn trước khả năng dòng vốn biến động mạnh. Đây là dấu hiệu cho thấy niềm tin của thị trường vào các nền kinh tế này tương đối mạnh. Điều này đặc biệt đúng đối với Indonesia và Philippines. Kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp đang có xu hướng ngắn dần tại các thị trường Đông Á.


 

Tin khác

Kinh tế 13 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 20 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.