Trái cây Việt Nam chinh phục nhiều thị trường khó tính
Mỗi năm nước ta sản xuất được từ 12 - 14 triệu tấn trái cây
Hiện Việt Nam có khoảng 1,1 triệu ha đất trồng các loại trái cây tiềm năng, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới. Trong đó, có thể kể đến như: thanh long, xoài, vải, nhãn, sầu riêng, chôm chôm... mang lại giá trị kinh tế cao.
Về sản lượng, mỗi năm nước ta sản xuất được từ 12 - 14 triệu tấn trái cây. Đây không chỉ là nguồn cung dồi dào cho người tiêu dùng trong nước mà còn được thị trường quốc tế ưa chuộng và đánh giá cao.
Các thị trường lớn nhưTrung Quốc, Mỹ , Nhật Bản, Hàn Quốc hay châu Âu đều có sự hiện diện của trái cây Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rất nỗ lực trong việc phối hợp với các Bộ, ngành cũng như chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đàm phán, xử lý các rào cản kỹ thuật để mở cửa thị trường. Cùng với sầu riêng đông lạnh, dừa tươi là loại trái cây mới nhất được kí Nghị định thư, mở đường cho việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Hiện Việt Nam đứng thứ 7 về sản xuất dừa trên thế giới.Hiện Việt Nam đứng thứ 7 về sản xuất dừa trên thế giới. Với việc mở cửa thị trường 1,4 tỷ dân, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam có thể tăng thêm 200 - 300 triệu USD trong năm nay và còn tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo.
Thời gian qua, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tập huấn, hướng dẫn bà con canh tác dựa theo tiêu chuẩn Gap, Global Gap, hữu cơ. Khi Trung Quốc mở thêm cửa xuất khẩu chính ngạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương để phổ biến, hướng dẫn những qui định và tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu nông sản
Trong 8 tháng qua, xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta tiếp tục duy trì đà tăng khi vượt mốc 40 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái - đây là con số kỷ lục.
Càng về những tháng cuối năm, các sản phẩm nông nghiệp càng có nhiều cơ hội tăng tốc, sớm đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm. Đặc biệt là 4 nhóm hàng: Gạo, hạt điều, cà phê và rau quả. Các doanh nghiệp đang tận dụng những cơ hội từ Nghị định thư vừa ký kết với Trung Quốc để tăng tốc sản xuất từ nay đến cuối năm.
Giống như nhiều doanh nghiệp trái cây trong nước, nhà máy của bà Nguyễn Thị Thu (Công ty Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu) đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu. Bà khá vui mừng vì thị trường tỷ dân Trung Quốc vừa đồng ý nhập khẩu chính ngạch sầu riêng cấp đông từ Việt Nam.
Càng về những tháng cuối năm, các sản phẩm nông nghiệp càng có nhiều cơ hội tăng tốc, sớm đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm. Ảnh minh họa.Nếu như 8 tháng qua, xuất khẩu sầu riêng mang về hơn 1,8 tỷ USD, thì nhóm hàng thủy sản lại cán mốc hơn 6,2 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, nên ngay ở đầu tháng 9 này các nhà máy đã ký được đơn hàng cho đến hết năm.
Bộ Công Thương cũng khuyến nghị trong thời gian tới các địa phương cần có chiến lược hỗ trợ cho các hộ sản xuất ở vùng sâu, vùng xa về kỹ thuật canh tác nông nghiệp chất lượng cao và các phương thức vận tải phù hợp để đa dạng hoá thêm nhiều loại nông sản đạt tiêu chuẩn VietGap trên kệ hàng của người Việt.
TH
TIN LIÊN QUAN
-
Gojek đánh mất thị phần thế nào trước khi thông báo rời khỏi Việt Nam?
-
Lâm Đồng: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu
-
Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam
-
Lạng Sơn: Tuyên truyền Pháp luật thương mại trong thương mại điện tử và bán hàng đa cấp