SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

TPHCM sẽ xây cầu Cát Lái và Bình Khánh để thay phà

09:15, 06/08/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho TPHCM xây dựng cầu Cát Lái và Bình Khánh để thay thế hai bến phà đang hoạt động.

Theo văn bản truyền đạt của Văn phòng Chính phủ, sau khi nhận được văn bản kiến nghị của TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho phép xây dựng cầu Cát Lái và cầu Bình Khánh để thay thế cho hai bến phà hiện nay.

Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bổ sung hai dự án này vào quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở thực hiện.

Cầu Cát Lái (nối TPHCM với Đồng Nai) dự kiến sẽ là cầu dây văng có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4 km (riêng cầu khoảng 3,4 km) tối thiểu 4 làn xe, cầu có tĩnh không 55 mét. Điểm bắt đầu từ nút giao Mỹ Thủy (quận 2, TPHCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư khoảng 5.700 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư); chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 1.225 tỉ đồng.

Trong kiến nghị gửi Chính phủ trước đó, chính quyền TPHCM cho rằng việc xây cầu Cát Lái để thay thế phà sẽ tạo sự thông thoáng cho luồng xe container ra vào cảng Cát Lái, rút ngắn thời gian đi lại giữa TPHCM với Đồng Nai. Đồng thời, cầu sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông ở phà Cát Lái vào mỗi dịp lễ, tết vì những ngày này lượng xe qua phà đạt đến 90.000 xe/ngày.

Sở dĩ trước đây dự án cầu Cát Lái không được đưa vào quy hoạch hệ thống giao thông của TPHCM vì khi đó đã có dự án đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây cách phà Cát Lái khoảng 3 km.

Hơn nữa, khi nghiên cứu quy hoạch, Bộ GTVT nhận thấy khu vực cảng Cát Lái thường xuyên có tàu chở hàng container lớn cập cảng, nếu xây cầu thì sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu hàng container vì tàu có chiều cao lớn nếu độ thông thuyền của cầu không đủ lớn sẽ dẫn đến tàu bị mắc kẹt, và vì thế dự án này không được đưa vào quy hoạch.

Tuy nhiên, hiện nay mật độ xe ra vào cảng Cát Lái rất lớn do lượng hàng hóa tăng, vì thế chính quyền TPHCM kiến nghị xây cầu Cát Lái.

Đối với cầu Bình Khánh (nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè), trước đây quy hoạch cũng không có cây cầu này.

Theo quy hoạch, chỉ có cầu Bình Khánh thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được xây dựng. Tuy nhiên cầu Bình Khánh lại không kết nối huyện Nhà Bè với đường Rừng Sác ở Cần Giờ mà chạy thẳng về hướng tỉnh Đồng Nai.

Chính vì vậy, Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ đề xuất với chính quyền TPHCM cho công ty được nghiên cứu xây dựng cầu Cần Giờ bắc qua sông Soài Rạp để kết nối từ huyện Nhà Bè với đường Rừng Sác. Cầu Cần Giờ dự kiến có chiều dài 3,4 km gồm 4 làn xe với tổng mức đầu tư là 5.303 tỉ đồng, chưa tính kinh phí bồi thường giải tỏa mặt bằng.

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 7 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).