SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

TP.HCM: Đưa logistics thành ngành dịch vụ mũi nhọn

09:34, 15/10/2019
(SHTT) - TPHCM với vai trò đầu tàu cả nước về kinh tế, liệu với vai trò dẫn dắt, đưa logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới có trở thanh hiện thực?

“Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Sở Công thương TPHCM vừa được UBND TPHCM phê duyệt đã hoạch định chiến lược phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn không chỉ của thành phố, mà còn của cả khu vực. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, với đề án này, TPHCM kỳ vọng sẽ nâng tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ logistics lên mức 8% - 10% GDP, tăng trưởng 15% - 20%. Đồng thời hình thành được dịch vụ logistics chuyên nghiệp, giúp nâng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics lên mức 50% - 60%, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống còn 16% GDP vào năm 2025.

logistic

Phát triển TP.HCM thành cảng trung chuyển của cả nước và khu vực , trở thành dịch vụ đầu mối lĩnh vực logicstics làmục tiêu mà TP.HCM đang hướng đến

Thuận lợi

TP.HCM, không chỉ là thị trường tiêu thụ lớn nhất nước, TP.HCM còn là trung tâm phân phối, cung ứng hàng hóa lớn nhất phía Nam. Nằm giữa các trục đường bộ Đông - Tây, Bắc - Nam cùng với hệ thống hải cảng lớn như Cát Lái, Hiệp Phước, Bến Nghé, Tân Thuận.. nên hầu hết hàng hóa giao thương giữa các tỉnh/thành hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực phía Nam đều đi qua TP.HCM.

TP.HCM còn nằm cạnh các tuyến hàng hải trọng yếu trên biển đông, nơi mỗi năm có trên 140.000 lượt tàu trọng tải trên 100.000 tấn đi qua, vừa có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, có thể kết nối lưu chuyển hàng hóa đa phương thức với nhiều nước.

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.Logistic. Như vậy, hiện nay TPHCM đã hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, có thể tạo ra những đột biến để trở thành nơi trọng điểm về logistics của cả vùng, thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế của không chỉ thành phố này mà còn của cả nước.

Nền kinh tế hiện tại có độ mở rất lớn, cùng cơ hội to lớn thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng, hoạt động logistics không khác gì những “mạch máu” để cơ thể kinh tế phát triển. Hiện nay, TPHCM có một hệ thống hạ tầng được đầu tư tương đối đồng bộ và thu hút được những nhà đầu tư chiến lược, tạo tiền đề cho nền công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.

Những lực cản

Tuy nhiên thực tế, dù có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng, hiện nay TPHCM vẫn chưa phát huy được hết những lợi thế đã có, chưa thực sự trở thành địa phương đi đầu về phát triển dịch vụ logistics, chưa tận dụng lợi thế để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Hoạt động logistics của TPHCM hiện nay chủ yếu tập trung tại khâu vận chuyển, đưa rút hàng khỏi cảng - vốn là một trong những khâu tạo ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics.

Dịch vụ vận tải đường bộ được cung cấp bởi hàng trăm doanh nghiệp phần lớn có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố đã gây ra nhiều bất cập như: cạnh tranh không lành mạnh, khai thác không hiệu quả.

Chi phí vận tải còn cao do tổ chức vận tải chưa hợp lý (chủ yếu bằng đường bộ, xe đa phần chạy hàng một chiều), tổ chức giao nhận, các thủ tục hành chính còn rườm rà, chất lượng dịch vụ kho bãi thấp. Chưa giảm được thời gian gom hàng, trả hàng, làm thủ tục, khiến tăng thêm về chi phí.

Nguyên nhân là do phí nội địa cao như phí cầu đường, BOT, vận tải nội địa; phí và phụ phí hãng tàu thu bất hợp lý; lệ phí cảng, ICD, depot thu không thống nhất. Thứ hai, về phương thức vận tải, vận tải đường bộ vẫn duy trì là xương sống, trong khi đường hàng không thì không có máy bay chở hàng chuyên dụng, còn đường thủy thì hạn chế về luồng lạch và chưa được đầu tư đúng mức.

Khó khăn của các DN logistics còn đến từ các yếu tố vĩ mô. Cụ thể, cơ sở hạ tầng phát triển không theo kịp tốc độ phát triển hàng hóa và logistics. “Các cao tốc hiện nay cũng không thể gọi là cao tốc được nữa do tình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra.

logistic2

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng container quốc tếViệt Nam ở quận 7 - TPHCM 

Ngoài ra, là tính liên kết giữa các DN rất kém, do 80-90% DN có vốn pháp định chỉ từ 1,5 đến 2 tỷ đồng khiến cho hoạt động cung cấp dịch vụ phân mảnh và manh mún. Các DN cũng hạn chế trao đổi thông tin, thiếu cung cấp các dịch vụ tích hợp cho khách hàng nên khả năng cạnh tranh với DN nước ngoài kém. Thêm vào đó, văn hóa cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá và hoa hồng cũng là yếu tố làm tăng chi phí logistics của Việt Nam.

Mặt khác, còn có các điểm yếu về nguồn nhân lực hạn chế cả về số lượng và chất lượng; các dịch vụ chưa tốt do thông tin về DN chưa minh bạch, quy trình chưa được chuẩn hóa, việc chậm giao hàng thường xuyên xảy ra và việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ sơ khai, còn các phần mềm các DN cũng mới chỉ áp dụng, các phần mềm hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), robot hay cloud logistics thì chưa được phổ biến.

Từ những hạn chế kể trên, các DN logistics phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Trong đó, từ phía khách hàng, tỷ lệ thuê ngoài hiện rất thấp, chỉ đạt khoảng 30-40%, trong khi ở các nước khác, tỷ lệ này ở mức khoảng 60-70%. Đối với các DN sử dụng dịch vụ logistics cũng cho thấy, chi phí cao chính là lý do hàng đầu khiến các DN tự làm logistics thay vì thuê ngoài (72,2%). Qua đó cho thấy, chi phí chính là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của dịch vụ logistics Việt Nam.

Giải pháp

Để phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn TPHCM, UBND TPHCM đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đề cương đã được phê duyệt, đề án có 3 nhiệm vụ cốt lõi. Thứ nhất, hoạch định chiến lược phát triển ngành logistics TPHCM dựa trên nguyên tắc liên kết vùng. Đó là kết nối về cơ sở hạ tầng giao thông (cầu đường, cảng, kho, bãi,…) giữa TP.HCM với các tỉnh Đông - Tây Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang,… nhằm tạo thành chuỗi liên kết, kết nối giữa vùng nguyên liệu với nhà máy sản xuất và thị trường.

Thứ hai, về hạ tầng kỹ thuật, xác định nhu cầu, đề xuất vị trí, quy mô thành lập 3 trung tâm logistics theo định hướng đã nêu trong Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ba trung tâm này sẽ đáp ứng 2 yêu cầu: trung chuyển, lưu trữ, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối trong nội thành (siêu thị, cửa hàng bán lẻ…) và trung chuyển, phân phối hàng hóa giữa TPHCM đi các tỉnh, thành, hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cửa ngõ thành phố.

Thứ ba, về dịch vụ logistics, nâng cao tỷ lệ DN sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài, cụ thể, DN sản xuất chỉ lo tập trung sản xuất, còn việc vận chuyển, giao nhận… sẽ do các DN dịch vụ logistics đảm nhận. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp kéo giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cả trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

An Thục

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Chiều ngày 24/4, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu UBND huyện Thanh Trì và Công an Thành phố vào cuộc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh việc hành hung nhà báo tác nghiệp tại huyện Thanh Trì.
Tin tức 14 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khó đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong khi nhóm 3 đối tượng vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đứng trước cơ hội nắm được “phao” vốn khơi thông điểm nghẽn nguồn lực.
Tin tức 14 giờ trước
Hội Nữ trí thức Việt Nam – Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp phối hợp trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng - khai mạc lớp tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ thành công".
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.