SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 08/12/2024
  • Click để copy

TP.HCM đề xuất thử nghiệm drone, robot tự hành, xe điện không người lái

16:52, 17/08/2023
Drone, xe điện không người lái, robot tự hành, công nghệ in 3D tiên tiến,… sẽ được thử nghiệm trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP.HCM.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân TP.HCM về “Quy định các tiêu chí, lĩnh vực thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP.HCM”.

Tại tọa đàm, bà Huỳnh Lưu Trùng Phùng - Phó phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM - cho biết lĩnh vực công nghệ tham gia thử nghiệm có kiểm soát được chia làm 2 nhóm.

Nhóm 1 là các sản phẩm, giải pháp công nghệ được tham gia thử nghiệm: Công nghệ không dây LoRaWAN, Wifi Halow; xe điện không người lái; các giải pháp công nghệ số có sử dụng drone.

Nhóm 2 là các lĩnh vực, giải pháp công nghệ được tham gia thử nghiệm có kiểm soát: Trí tuệ nhân tạo; điện toán đám mây, điện toán lưới; Internet vạn vật; thực tại ảo; công nghệ chuỗi khối; robot tự hành; công nghệ thiết kế; công nghệ in 3D tiên tiến; lĩnh vực công nghệ sinh học,…

Theo dự thảo, các đơn vị tham gia sẽ được hỗ trợ mặt bằng, cơ sở hạ tầng trong khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo của TP.HCM có mục đích sử dụng phù hợp để phục vụ việc thử nghiệm giải pháp. Bên cạnh đó, các đơn vị được miễn xin phép trong trường hợp sản phẩm thử nghiệm sử dụng các công nghệ được quy định. Đồng thời, các đơn vị này cũng được hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thử nghiệm từ ngân sách khoa học và công nghệ của TP.HCM.

drone hera

Drone Hera do người Việt phát minh và được xuất khẩu qua Mỹ. Ảnh: RtR

Góp ý về các lĩnh vực công nghệ tham gia thử nghiệm có kiểm soát, GS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Trường Đại học Công nghệ TP.HCM – đưa ra ví dụ một số đơn vị ở nước ngoài có khu spin-off thí điểm các giải pháp công nghệ mới, họ không tách ra nhiều lĩnh vực. Vì nghiên cứu có tính đa ngành và liên ngành về các lĩnh vực nên cần cân nhắc rút gọn, không cần mở rộng quá nhiều ngành. 

Bên cạnh đó, GS Hùng cho rằng nghiên cứu phải thể hiện được tính độc đáo, công nghệ lõi và điều đảm bảo cho cái mới phải được đăng ký sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, thời gian để đăng ký một hồ sơ sáng chế phải mất 4-5 năm. “Như vậy, ngay từ đầu chúng ta đã tắt ngay câu chuyện về sở hữu trí tuệ. Bây giờ, một sản phẩm được tính là mới thì người ta luôn đặt ra câu hỏi về sở hữu trí tuệ để đảm bảo”, GS Hùng nói.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Thành Trung –  đại diện công ty RealTime Robotics Inc (RtR), đơn vị tạo ra drone Hera – chia sẻ ngành drone đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn. Các drone của công ty được được người Việt phát minh, thiết kế và chế tạo. Tuy nhiên việc xin giấy phép còn gặp khó khăn, hiện drone chỉ được bay trong khuôn phép do Cục tác chiến cấp tại Khu Công nghệ cao. 

“Thực chất đây cũng là mô hình sandbox, mỗi chuyến bay nếu muốn bay ra các vùng khác phải tiếp tục xin giấy phép. Điều này làm chậm quá trình nghiên cứu và thử nghiệm”, ông Trung nói.

Ông Trung cho rằng, TP.HCM phải xây dựng được cơ chế, chính sách để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu, từ đó thúc đẩy họ mạnh dạn, tự tin đầu tư vào ngành drone. 

Còn theo TS. Dương Như Hùng - Trưởng khoa Quản lý công nghiệp - Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, về các tiêu chí tham gia thử nghiệm có kiểm soát thì nên đặt tên cho từng tiêu chí sau đó mới giải thích nội hàm. Đồng thời, để tránh tình trạng các sản phẩm công nghệ chưa thực sự đổi mới, nhưng tận dụng "đổi mới" để lạm dụng các chính sách nên thành phố cũng cần đưa ra những tiêu chí cụ thể đánh giá các sản phẩm, giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả kinh tế cho TP.HCM.

Nghị quyết 98 quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền thành phố và thành phố Thủ Đức.

Về quản lý khoa học và công nghê, đổi mới sáng tạo, TP.HCM ưu tiên phát triển lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế tạo vật liệu tiên tiến, bên cạnh đó là lĩnh vực nghiên cứu xây dựng chính sách.

TP.HCM cũng đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 5 năm từ thời điểm phát sinh thuế thu nhập phải nộp đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, TP.HCM đề xuất hỗ trợ không hoàn lại cho dự án đổi mới sáng tạo. 

Võ Liên

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - OpenAI đã ra mắt ChatGPT Pro, gói đăng ký trị giá 200 USD (khoảng 5 triệu đồng) mỗi tháng dành cho chatbot hàng đầu của mình.
Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Theo trang Carscoops, Audi đang tiến hành triệu hồi hơn 4.600 xe Q5 PHEV và A7 PHEV tại Mỹ do nguy cơ quá nhiệt pin cao áp. Điều này làm gia tăng khả năng cháy nổ và gây mất an toàn cho người sử dụng phương tiện.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hệ thống giải thưởng VinFuture gồm 4 hạng mục, trong đó một Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu USD (hơn 73 tỷ đồng) và ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD (hơn 12 tỷ đồng).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 5/12, Trung Quốc ra mắt máy tính lượng tử siêu dẫn "Tianyan-504" được trang bị chip "Xiaohong" 504 qubit, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực tính toán lượng tử của nước này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 6/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ trao giải thưởng VinFuture lần thứ tư. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương Việt Nam và đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và các nhà khoa học.
.
Liên kết hữu ích
..