SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

TKV đang tồn hơn 9 triệu tấn than: Thủ tướng yêu cầu xử lý

16:25, 19/06/2017
(SHTT) - TKV đã sản xuất 18,3 triệu tấn than, đạt 54% kế hoạch năm. Lượng than tiêu thụ là 18 triệu tấn, đạt 50% kế hoạch năm. Tuy nhiên, lượng tồn kho than thương phẩm lên tới 9,3 triệu tấn.
bac-1991-1497842450740 (1)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại cuộc làm việc với TKV. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 19/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Tại buổi làm việc cùng Tổ công tác của Thủ tướng với Tập đoàn Than khoáng sản (TKV), Bộ CôngThương thông tin trong 6 tháng đầu năm, TKV đã sản xuất 18,3 triệu tấn than, đạt 54% kế hoạch năm. Lượng than tiêu thụ là 18 triệu tấn, đạt 50% kế hoạch năm. Tuy nhiên, lượng tồn kho than thương phẩm lên tới 9,3 triệu tấn.

Doanh thu của TKV ước khoảng 53.300 tỷ đồng, với lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng. Dự kiến cả năm, lợi nhuận của Tập đoàn đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với năm trước.

Trong bối cảnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại đề nghị giảm mua than từ TKV với khối lượng lên đến 2 triệu tấn so với kế hoạch.

“Nếu tính toán theo năng suất lao động bình quân của TKV năm 2016 thì khoảng 4.000 người lao động sẽ mất việc làm, tương đương với một mỏ than hầm lò bị đóng cửa” – ông Hải lo ngại.

Ông Hải đề nghị Chính phủ chỉ đạo để EVN và PVN "chưa mua than của các đơn vị ngoài TKV" đồng thời có chính sách ưu tiên sử dụng nguồn than sản xuất trong nước, gắn với các chính sách thuế, phí giúp TKV tiêu thụ than tồn cũng như cho phép TKV xuất khẩu không phụ thuộc vào hạn ngạch.

Theo cổng TTĐT Chính phủ, tại buổi kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tập đoàn TKV cần quan tâm 5 nội dung, liên quan mật thiết đến hoạt động của TKV và mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu TKV quan tâm xử lý giải quyết sản phẩm tồn đọng. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản tăng trưởng cao nhất trong các nhóm hàng, trong đó riêng than đá tháng 5 xuất khẩu tới 877.000 tấn, tăng 150% so với cùng kỳ, một kỷ lục từ 2010 tới nay.

Tuy nhiên, vấn đề than tồn kho vẫn là một khó khăn, trở ngại lớn với TKV, mặc dù đã giảm mạnh từ 12 triệu tấn cuối năm 2016 xuống còn khoảng 9 triệu tấn hiện nay. “Đây là trở ngại lớn nhất cho tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của TKV”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Vì thế, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu các giải pháp, đề xuất các cơ chế, chính sách để góp phần giảm giá thành sản phẩm than để có thể cạnh tranh với than nhập khẩu, giảm tồn kho.

Vấn đề thứ hai, Thủ tướng yêu cầu TKV đẩy nhanh tiến độ phát huy hiệu quả các dự án đầu tư, rà soát các dự án, đốc thúc các dự án chậm tiến độ vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả đầu tư. Với các dự án phải dừng thì phải bảo đảm không thất thoát vốn.

Vấn đề thứ ba, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn tiếp tục giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Hiện, giá than 4B nhập khẩu chỉ khoảng 1,5-1,6 triệu đồng/tấn, nhưng giá than của Việt Nam lên khoảng 2 triệu đồng/tấn.

“Nếu ta không xử lý tốt thì sẽ bị áp lực cạnh tranh rất lớn với than nhập khẩu, đòi hỏi TKV phải nỗ lực hơn nữa trong tái cấu trúc, đổi mới quản trị, hạ giá thành. Kinh tế thị trường nhưng cũng phải bảo đảm ổn định sản xuất trong nước”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng phát biểu.

Bộ trưởng cho biết theo Thủ tướng, việc giảm chi phí sản xuất, giảm giá than là sức ép rất lớn với TKV do lượng lao động lên tới 110.000 người, nếu không đưa công nghệ tiên tiến, đổi mới quản trị, phân cấp chứ không thể giao chỉ tiêu pháp lệnh như thời bao cấp. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng để phát triển bền vững, lâu dài.

Vấn đề thứ tư là tình hình khai thác, vận chuyển, kinh doanh than trái phép. Thủ tướng yêu cầu TKV chủ động làm việc với các cấp chính quyền địa phương để xử lý các điểm khai thác than trái phép, chống than lậu.

Cuối cùng, Thủ tướng rất quan tâm tới tái cơ cấu Tập đoàn. TKV đã thực hiện nghiêm các yêu cầu trong vấn đề này, trong đó có việc thoái vốn ngoài ngành, nhưng cần phải quan tâm hơn nữa. “Không đánh giá tăng trưởng thông qua sản lượng khai thác, sản lượng tăng nhưng phải hiệu quả, cần quan tâm tới tới chế biến sâu”, Thủ tướng yêu cầu.

Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh buổi làm việc nhằm đánh giá toàn diện, đầy đủ nhất về tình hình thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao, bảo đảm các nhiệm vụ được thực hiện đồng bộ, đầy đủ, đồng thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, kể cả về cơ chế, chính sách để báo cáo Chính phủ tại phiên họp sắp tới.

PV (t/h)

Tin khác

Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.