SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 22/04/2024
  • Click để copy

Tình trạng in lậu 'luôn nóng', cần làm gì để ngăn chặn?

07:24, 24/03/2022
(SHTT) - Vấn đề in lậu trong nhiều năng qua luôn là mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực xuất bản. Mặc dù đã có nhiều biện pháp hạn chế được đưa ra, tuy nhiên hiệu quả đem lại vẫn chưa thể hiện rõ ràng. Vậy, đâu là giải pháp để ngăn chặn nạn in lậu tại Việt Nam?

Ngày 22/3, tại hội nghị "Tổng kết - tập huấn nghiệp vụ phòng, chống in lậu năm 2022", Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn khẳng định, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nạn in lậu vẫn luôn 'nóng'  tại Việt Nam đó là do tình trạng các doanh nghiệp in hô hào chống in lậu nhưng lại in lậu.

img0862-16480061759992009424609

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn: Ngành in phải áp dụng các biện pháp công nghệ, phải sống chết với công nghệ. 

Cùng chia sẻ tại hội nghị, các chuyên gia cũng đưua ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm ngăn chặn nạn in lậu trong nước.

Cụ thể, các chuyên gia khẳng định nguyên nhân thứ nhất chính là do pháp luật có vấn đề, thứ hai là cơ chế chính sách, và lợi nhuận từ việc in lậu. 

Theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn: "Chúng ta cần phải xem xét rằng pháp luật liên quan đến vấn đề in lậu đã nghiêm chưa, đã đủ răn đe chưa, cái này theo tôi là quan trọng nhất".

Trong khi đó cũng liên quan đến vấn đề pháp luật trong phòng, phòng chống in lậu, ông Lê Văn Phong đề xuất: "Đề nghị Bộ TT&TT sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về lĩnh vực xuất bản còn những vấn đề bất cập không phù hợp với điều kiện thực tế, có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể đối với xuất bản phẩm, xuất bản phẩm bán thành phẩm".

Để phòng, chống in lậu cần phải xem pháp luật chế tài, và chế tài ở đây là chế tài bản quyền đã thực sự mạnh chưa? Quan điểm của Bộ TT&TT liên quan đến vấn đề phòng, chống in lậu là chỉ hình sự khi và chi khi ai đó thực sự vi phạm luật hình sự. Và tập trung chế tài mạnh nhất là rút giấy phép. Bởi khi đầu tư mà rút giấy phép thì sẽ là vấn đề lớn đối với các DN. 

sach lau

Cần phải xem pháp luật, chế tài bản quyền đã thực sự mạnh chưa? 

Giải pháp tiếp theo, khi đã hoàn thiện các vấn đề pháp luật thì phải thực hiện tuyên truyền phổ biến để thực hiện nghiêm minh, đối với cả người tiêu dùng và cả đối tượng quản lý, tất cả những việc này phải làm đúng kịch bản thì mới đảm bảo được việc thực thi pháp luật.

Cần có giải pháp để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm giả. Và muốn họ nhận biết được hàng giả, thì một là phải có thiết bị thông minh, hai là ứng dụng công nghệ. Theo kế hoạch chuyển đổi số quốc gia, hết năm 2022, 85% người dân Việt Nam dùng smartphone, như vậy, điều kiện cần đã có. Điều kiện đủ là gì, các DN phải đưa công nghệ vào, phải chấp nhận thực hiện việc này. 

"Phải áp dụng các biện pháp công nghệ, phải sống chết với công nghệ", Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn: "Các DN phải xác định, có thể không phải tràn lan, cái gì cũng QR Code, không phải sản phẩm nào cũng QR Code, vì đưa công nghệ vào thì tăng giá thành. Nhưng các sản phẩm sách giáo khoa, sách tham khảo hay một số loại sách có nhu cầu lớn, dễ bị làm giả thì cần đưa công nghệ vào, ví dụ QR Code". 

Khi người dân có smartphone, cần tuyên truyền cách để họ phát hiện hàng giả trước khi mua, đó là quét QR Code để biết được sản phẩm là thật hay giả. Người mua, các công ty sách thiết bị trường học v.v... không tiếp tay cho in lậu nữa thì cũng cần kiểm tra QR Code của từng cuốn sách. Nếu không thực hiện quy trình ấy là tiếp tay cho in lậu.

Ngoài các giải pháp liên quan đến QR Code, để phòng, chống in giả có hiệu quả hơn, theo ThS. Nguyễn Quang Hưng, giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: "Nên ứng dụng giải pháp tem chống giả kết hợp cả công nghệ truyền thống và hiện đại, hướng tới mục tiêu đáp ứng lớn nhất khả năng xác định hàng thật của người tiêu dùng".

Để phòng, chống in lậu có hiệu quả, cũng cần phải tăng cường kiểm tra giám sát. Giám sát, phòng ngừa, phát hiện từ xa được Bộ TT&TT cho là các giải pháp trọng tâm. Để làm được những việc này, một trong những giải pháp được đưa ra là kết nối dữ liệu của các DN in, các DN xuất bản. Công việc này yêu cầu phải kết nối dữ liệu "real-time" (thời gian thực), và trực tuyến.

Điều đó sẽ giúp cho các cơ quan QLNN biết được hoạt động của các DN, từ đó có các biện pháp kiểm tra. "Tôi lấy ví dụ, về nguyên tắc, DN phải khai báo, hoặc kết nối dữ liệu, và như thế thì ít nhất cơ quan QLNN có thể nhìn thấy đột biến về doanh số, nhìn thấy đột biến về quy mô, sản lượng. Và chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi, đột biến do đâu, nguyên nhân nào? có phải là do in lậu không? Các đơn vị thanh tra cần lưu ý, hãy kết nối với các đối tượng quản lý bằng các chỉ số để phát hiện ra những hiện tượng bất thường, bất ổn để từ đó có các biện pháp cảnh báo", Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết.

Không chỉ ở Hà Nội và TP.HCM mà đối với đoàn liên ngành các địa phương khác cũng cần tập trung quản lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ. Cần tăng cường hoạt động, và kết nối dữ liệu liên thông giữa đoàn liên ngành trung ương và đoàn liên ngành các sở ban ngành địa phương.

Cuối cùng, việc in lậu tại Việt Nam hiện nay chủ yết tập trung vào các thể loại sách như sách giáo khoa, sách "best seller" (bán chạy), và các loại nhãn hàng có sức tiêu thụ lớn. Nên để phòng, chống in lậu, các NXB, nhà in phải có các biện pháp giảm giá thành, cắt bỏ các khâu trung gian, cắt bỏ các chi phí không cần thiết. 

Các tổ chức chỉ tiến hành in lậu khi họ có lợi nhuận, vì họ không phải trả bản quyền. Nhưng bản quyền sách giáo khoa lại không nhiều, và số lượng in lại lớn như vậy chi phí bản quyền/giá thành/1 cuốn sách giáo khoa không lớn. Chất lượng in lậu mà thấp thì người tiêu dùng biết ngay nên rõ ràng các tổ chức in lậu đã biết cách tiết kiệm chi phí in ấn và chi phí bán hàng.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết: "Tôi lo nhất là việc chất lượng như nhau nhưng chi phí in lậu lại rẻ hơn nhiều. Như vậy, ở đây là chi phí của các NXB cao quá. Từ đấy nếu in lậu người ta sẽ có lợi nhuận". Chí phí trung gian quá nhiều, đó chính là lý do người ta vẫn có cơ hội in lậu.

Tuấn Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
Đội quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa kiểm tra đột xuất 4 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn quận Liên Chiểu, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha.