SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Tính cấp thiết của Chương trình Quốc gia Phát triển Công nghệ cao

11:31, 22/03/2020
(SHTT) - Chương trình Quốc gia Phát triển Công nghệ cao của Bộ Khoa học và Công nghệ hiện đang được quan tâm và cấp thiết trong thời đại hiện nay. Dưới đây là góc nhìn của PGS.TS. Mai Hà - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách KHCN về vấn đề này.

Công nghệ cao (CNC) là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

mai ha

PGS.TS. Mai Hà - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách KHCN

Chia sẻ với PV Sở hữu trí tuệ về tính cấp thiết của Chương trình Quốc gia Phát triển Công nghệ cao, PGS.TS. Mai Hà - Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách KHCN cho biết: "Công nghệ cao có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Trước hết, CNC làm tăng năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng kinh tế. Ở các nước công nghiệp phát triển, sự đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN), trong đó có CNC, vào sự tăng trưởng GDP là 60-80%. Các ngành công nghiệp CNC có năng suất lao động cao hơn hẳn so với các ngành công nghiệp khác.

Việc ứng dụng CNC đã tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng về lực lượng sản xuất. Công nghệ cao có tác động điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Các ngành công nghiệp và dịch vụ CNC đã và đang trở thành ngành sản xuất, dịch vụ mới, công nghệ hiện đại, hiệu quả cao, có ảnh hưởng sâu sắc đối với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Việc hình thành và phát triển với tốc độ cao của các ngành nghề mới nhờ ứng dụng CNC đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao (ở những nước phát triển, dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 70% GDP; khu vực dịch vụ dựa trên CNTT của thế giới tăng trưởng trung bình 6%/năm).

CNC cũng góp phần tạo ra các ngành nghề, các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh và tiềm năng thị trường lớn; hiện đại hóa và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành nghề truyền thống.

Công nghệ cao có tác động to lớn tới củng cố an ninh, quốc phòng. Phần lớn các nước phát triển đầu tư rất lớn cho nghiên cứu và phát triển CNC phục vụ mục tiêu quân sự. Trong cuộc chạy đua quân sự, CNC luôn là một trong những yếu tố quyết định của sự thành công. Các chương trình sản xuất bom nguyên tử, chinh phục vũ trụ trong đó có vệ tinh tình báo, chế tạo tên lửa, máy bay và trang thiết bị vũ khí tối tân đều được các nước phát triển quan tâm và dành những khoản kinh phí khổng lồ. Gần đây, cùng với chương trình chạy đua vũ trang của các nước là các chương trình chống khủng bố với những CNC liên quan đến chiến tranh hóa học, tin học, sinh học và sử dụng các loại robot tình báo, robot tác chiến. CNC hỗ trợ quá trình hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự phục vụ chiến lược phòng thủ, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Việt Nam đã cam kết hội nhập quốc tế. Điều đó đã đặt ra những nhiệm vụ hết sức to lớn đối với lãnh đạo các bộ ngành, chính quyền các cấp. Nét đặc trưng cơ bản của thời kỳ hội nhập quốc tế là nâng cao hiệu quả quản lý trên cơ sở Chính phủ quản lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận nội dung xây dựng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 là đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động phát triển công nghệ cao, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam".

chuong trinh

 Tính cấp thiết của Chương trình Quốc gia Phát triển Công nghệ cao

Trong những năm gần đây, hoạt động phát triển công nghệ cao đã thu được nhiều kết quả tốt, tạo đà cho những phát triển sâu rộng sau này. Tuy nhiên, xét từ góc độ tổng thể và lâu dài, nếu không có nhận thức đổi mới cơ bản, không có nhân lực, không đầu tư đúng hướng và tới hạn cho phát triển công nghệ cao thì Việt Nam khó tránh khỏi hiện trạng tụt hậu về phát triển công nghệ cao và các doanh nghiệp Việt Nam thua ngay thị trường Việt Nam, thị trường khu vực và quốc tế.

PGS.TS. Mai Hà cũng cho biết thêm: "Chương trình Quốc gia Phát triển Công nghệ cao đến 2030 là một trong những công cụ rất cơ bản, hỗ trợ đắc lực cho Lãnh đạo các cấp trong nâng cao nhận thức hoạt động quản lý và tăng cường năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.

Điều này chứng tỏ Chương trình 2030 đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn và rất cần được tiếp tục thực hiện".

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe Mercedes-Benz vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe E-Class vì lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.