SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: Loạt ngân hàng báo lãi lớn

17:35, 29/04/2022
Trong tuần qua, loạt ngân hàng báo lãi quý 1/2022 tăng; “Big 3” ngân hàng công bố nhiều kế hoạch mới; Vietcombank và Sacombank bổ nhiệm thêm nhân sự... là những tin ngân hàng nổi bật.

Loạt ngân hàng công bố lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Tuần qua, hàng loạt ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

Cụ thể, mới đây nhất, ngân hàng VietABank báo lãi trước thuế 339 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhờ khoản thu đột biến từ hoạt động khác. Nếu so với kế hoạch 1.158 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho năm 2022, VietABank đã thực hiện được 29% chỉ tiêu sau 3 tháng đầu năm.

Ngân hàng Nam A Bank báo lãi trước thuế hơn 645 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, thu được gần 1.098 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng, đáng chú ý nhất là lãi từ dịch vụ đạt gần 66 tỷ đồng, gấp 2,2 lần…Nếu so với kế hoạch 2.250 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm, ngân hàng đã thực hiện được 29% mục tiêu.

Tương tự, ngân hàng MBBank báo lãi trước thuế gần 5.910 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 41%, thu được hơn 8.385 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Nếu so với kế hoạch 20.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đặt ra cho cả năm, MB đã thực hiện được 29% sau quý đầu năm.

Trước đó, ngân hàng ACB báo lãi trước thuế hơn 4.114 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý tại ngân hàng LienVietPostBank, báo lãi trước thuế tăng 61%, đạt hơn 1,795 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động chính tăng đến 40%, thu được gần 2.876 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Nguyên nhân chính do tăng quy mô cho vay bán lẻ, thu hồi lãi của các khoản vay cơ cấu COVID-19 do các khách hàng đã khôi phục được hoạt động kinh doanh. Nếu so với với kế hoạch 4.800 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm 2022, LPB đã thực hiện được 37% chỉ sau quý đầu năm.

Ngoài ra, ngân hàng VIB báo trước thuế gần 2.300 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ; ngân hàng MSB đạt lợi nhuận trước thuế gần 1.495 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tại 'ông lớn' Vietcombank đạt 9.950 tỷ đồng, còn tại Vietinbank lợi nhuận trước thuế đạt 5.822 tỷ đồng.

“Big 3” ngân hàng bất ngờ công bố nhiều kế hoạch mới

Sáng nay (29/4), cả 3 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, BIDV, VietinBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Nhiều tờ trình quan trọng mới chỉ được cập nhật ngay đêm 28/4 hoặc vài giờ trước thời điểm cuộc họp.

Cụ thể, ngân hàng Vietcombank bổ sung thêm tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc thông qua chủ trương tham gia tái cơ cấu một tổ chức tín dụng yếu kém theo hình thức nhận chuyển giao bắt buộc (CGBB). Nội dung này không nằm trong dự kiến chương trình họp được công bố trước đó.

Tại VietinBank, ngân hàng cũng cập nhật tài liệu trong đêm 28/4, trong đó bổ sung tờ trình tăng vốn điều lệ. VietinBank trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.751 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức  từ lợi nhuận sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020. Cụ thể, VietinBank sẽ phát hành hơn 569 triệu cổ phiếu để chia cổ tức, tương đương tỷ lệ 11,85%.

Trong khi đó tại BIDV, hàng loạt tờ trình quan trọng như kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ, bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2022-2027 mới được công bố đêm 28/4.

Cụ thể, BIDV trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 21%. Cụ thể, nhà băng này sẽ phát hành thêm hơn 607 triệu cổ phiếu (tương đương 12% số cổ phần đang lưu hành) để trả cổ tức năm 2021 từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo đó, BIDV có thể huy động 6.070 tỷ đồng theo phương thức này.

Năm 2022. BIDV kỳ vọng mức lợi nhuận trước thuế đạt 20.600 tỷ đồng. VietinBank dự kiến lãi trước thuế riêng lẻ tăng 15% lên hơn 19.300 tỷ. Vietcombank muốn lợi nhuận năm nay tăng tối thiểu 12%, vượt 30.000 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ Eximbank lần 1 bất thành

ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tổ chức sáng ngày 28/4 đã không thể diễn ra.

Bà Phạm Thị Mai Phương – Thành viên BKS kiêm Trưởng ban thẩm tra tư cách cổ đông cho biết lúc 9h, có 90 cổ đông, đại diện cho 688.46 triệu cp có quyền biểu quyết, tương đương 56%. Căn cứ vào điều lệ tiến hành họp ĐHĐCĐ không đủ tỷ lệ tiến hành, như vậy Đại hội không thể tiến hành.

ĐHĐCĐ thường niên 2022 của EIB đã không thể diễn ra.  

Năm 2022 là năm đầu tiên của HĐQT nhiệm kỳ VII, HĐQT đã kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐQT và thành lập 2 Ủy ban gồm Ủy ban Chiến lược và tái cấu trúc và Ban Quan hệ cổ đông và nhà đầu tư.

Eximbank dự kiến đến cuối năm 2022, tổng tài sản đạt 179,000 tỷ đồng, tăng 7.9% so với đầu năm. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 147,600 tỷ đồng, tăng 7.4%. Dư nợ cấp tín dụng (dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 127,149 tỷ đồng, tăng 10%, đây là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước thông báo, trong trường hợp điều kiện kinh doanh thuận lợi, Eximbank sẽ xin phép NHNN xem xét điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát dưới 1.7%.

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 2,500 tỷ đồng, gấp đôi kết quả năm 2021.

Vietcombank và Sacombank bổ nhiệm thêm nhân sự tầm trung

Tuần qua, Ngân hàng Vietcombank quyết định bổ nhiệm 2 nhân sự vào vị trí Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc Khối vận hành và Giám đốc đổi mới sáng tạo.

Cụ thể, ông Nguyễn Việt Cường được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank từ ngày 26/4/2022. Trước đó, ông Cường đảm nhận chức vụ Giám đốc Vietcombank chi nhánh Ba Đình.

Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Vietcombank (bên phải) trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Việt Cường - tân Phó Tổng giám đốc Vietcombank

Cùng với ông Cường, Vietcombank cũng tuyển dụng và bổ nhiệm ông Trần Thanh Nam – Cố vấn toàn cầu ngân hàng số Timo giữ chức vụ Giám đốc Khối vận hành và Giám đốc đổi mới sáng tạo của Vietcombank.

Với việc bổ nhiệm thêm 2 thành viên mới, Ban điều hành của Vietcombank hiện có 13 thành viên gồm 1 Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành, 8 Phó Tổng Giám đốc và 3 Giám đốc Khối (Nhân sự, Công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Vận hành) và 01 Kế toán trưởng.

Trước đó, ngân hàng Sacombank cũng thông báo bổ nhiệm nhân sự tầm trung như Phó Tổng giám đốc và điều động, bổ nhiệm vị trí mới cho hàng loạt nhân sự nòng cốt của ngân hàng.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Giám đốc Khối Thị trường vốn và Ngoại hối của Sacombank được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Thị trường vốn và Ngoại hối tại Ngân hàng kể từ ngày 04/05/2022.

Điều động và bổ nhiệm ông Đào Nguyên Vũ hiện là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực Đông TP.HCM, giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Tín dụng.

Điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Trị hiện là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực Tây TP.HCM, giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khu vực TP.HCM (Sáp nhập hai khu vực Đông TP.HCM và Tây TP.HCM)

Bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Hải Đăng, hiện là Phó Giám đốc Khu vực Tây Nam Bộ, giữ chức vụ Quyền Giám đốc Khu vực Tây Nam Bộ.

Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 4 đạt 6,75%

Sáng ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2022. Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tín dụng đã tăng tốc đáng kể trong tháng 3 và tháng 4, tăng trưởng tín dụng đến ngày 25/4 đạt 6,75% so với cuối năm 2021 cho thấy nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi mạnh mẽ, theo Báo Chính phủ.

Điều này đặt ra bài toán với NHNN điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm, vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, vừa không chủ quan với lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2022, tăng trưởng tín dụng dự kiến khoảng 14%.

Cũng tại phiên họp, Thủ trướng yêu cầu tiếp tục tích cực xử lý các vấn đề tồn đọng của các ngân hàng yếu kém, các dự án thua lỗ. Đồng thời cần tiếp tục quan tâm theo dõi thị trường bất động sản và trái phiếu.

Mới đây, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết ước tính đến cuối tháng 4/2022, dư nợ tín dụng tại TP HCM đạt trên 3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với cuối năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ này nhiều năm trước đây, theo báo Pháp luật TP HCM.

Tín dụng bốn tháng đầu năm tăng trưởng cao, chủ yếu do nhu cầu vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng, kinh tế thành phố phục hồi nhanh. Trong đó, tín dụng bằng VND chiếm 93% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng trưởng 7,6% so với cuối năm 2021.

Hoàng Long

vnfinance.vn

Tin khác

Tin Tổng hợp 5 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.