SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Tìm hiểu nguyên tắc “không bảo hộ riêng” (disclaimer) liên quan đến nhãn hiệu

11:47, 17/12/2019
(SHTT) - Mới đây tại Tọa đàm về hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp năm 2019 diễn ra tại Cục Sở hữu trí tuệ, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh nguyên tắc “không bảo hộ riêng” (disclaimer) liên quan đến nhãn hiệu.

Tọa đàm ề hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp năm được tổ chức hàng năm với mục đích tăng cường sự kết nối giữa Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam với Cục Sở hữu trí tuệ và các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp (SHCN) nhằm thảo luận, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình hoạt động của các tổ chức đại diện SHCN và hệ thống sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Tại tọa đàm, các tham luận do các tổ chức đại diện SHCN trình bày đã đưa ra thảo luận một số vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn và đề xuất các giải pháp với Cục Sở hữu trí tuệ như: đăng ký nhãn hiệu chứa tên địa danh, nhãn hiệu bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã hết hạn hiệu lực chưa quá 5 năm, cơ sở pháp lý để từ chối/phản đối đơn đăng ký và hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp dựa trên động cơ không trung thực và bằng chứng chứng minh cho động cơ không trung thực (bad faith), vấn đề bảo hộ tổng thể (disclaimer), một số vấn đề liên quan đến từ chối nhãn hiệu sau quá trình thẩm định nội dung, đăng ký nhãn hiệu quốc tế, quy định về sử dụng nhãn hiệu, v.v ...

nhan hieu

 

Đáng chú ý trong tọa đàm là vấn đề tìm hiểu thực tiễn áp dụng nguyên tắc “không bảo hộ riêng” (disclaimer) liên quan đến nhãn hiệu ở Việt Nam và Hoa Kỳ do luật sư Lê Quang Vinh trình bày.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vinh cho biết Disclaimer được hiểu là yếu tố hoặc dấu hiệu mô tả, không có chức năng nhãn hiệu không bị yêu cầu loại ra khỏi nhãn hiệu xin đăng ký vì tổng thể nhãn hiệu đó vẫn được xem là có chức năng nhãn hiệu. Disclaimers còn mang ý nghĩa là giới hạn pháp lý liên quan đến phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu được cấp. 

Theo Thông tư 16/2016 (hiệu lực 15/01/2018) Luật Sở hữu trí tuệ, Điểm 15.7: “Trong trường hợp nhãn hiệu có các yếu tố phải bị loại trừ không được bảo hộ riêng: Thông báo nêu dự định cấp văn bằng bảo hộ, đồng thời nêu rõ dự định và lý do không bảo hộ riêng các yếu tố đó và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến”.

Ông Vinh đã chỉ ra những ưu nhược điểm của thông tư trên.

Cụ thể, ưu điểm là trước khi có Thông tư 16/2016, không có cơ chế cho phép chủ đơn có cơ hội phản đối yếu tố (thành phần) thuộc nhãn hiệu xin đăng ký bị “không bảo hộ riêng” nêu trong Thông báo dự định cấp bảo hộ của Cục SHTT. Điều mới trong Thông tư là một quy định tốt vì nó cho phép chủ đơn được quyền phản đối Thông báo dự định cấp bảo hộ trong đó kết luận một hoặc nhiều yếu tố cấu thành nhãn hiệu phải “không bảo hộ riêng” một số thành phần, cụ thể chủ đơn có thể nộp đơn giải trình hoặc khiếu nại trên cơ sở nộp thêm bằng chứng chứng minh (các) yếu tố đó không thể bị “không bảo hộ riêng”, giúp chủ đơn có thể bảo vệ kịp thời và chính xác quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên quy định mới chưa đầy đủ vì Thông báo dự định cấp bằng không được công bố nên bên thứ 3 không kịp có cơ hội phản đối nếu thấy một hoặc một số yếu tố “không bảo hộ riêng” có thể ảnh hưởng bất lợi tới các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực đó. Đồng thời, việc xem xét kết luận yếu tố nào thuộc nhãn hiệu xin đăng ký là “không bảo hộ riêng” (mô tả, hoặc không có chức năng nhãn hiệu) về căn bản hoàn toàn tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và ý chí tự quyết của thẩm định viên nên dễ có thể dẫn đến sai lầm do chủ quan và cảm tính.

Đặc biệt, luật sư Lê Quang Vinh đã chỉ ra những bất cập cụ thể. Đó là có sự phân biệt đối xử giữa đăng ký quốc tế (ĐKQT) và đăng ký quốc gia (ĐKQG) liên quan đến loại trừ bảo hộ ở Việt Nam. Chỉ có nhãn hiệu ĐKQG mới có “không bảo hộ riêng”, ĐKQT thì không. Điều này đã gây khó khăn cho quá trình thực thi, xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu ĐKQT và dự đoán rủi ro xâm phạm nhãn hiệu trong kinh doanh.

Đồng thời không có quy tắc thống nhất liên quan đến việc quyết định trường hợp nào thì phải ghi “không bảo hộ riêng”, trường hợp nào thì không. Điều này gây ra sự thiếu nhất quán trong các quyết định của Cục SHTT và pháp luật được áp dụng không thống nhất, các vụ việc có cùng tính chất nhưng lại được quyết định loại trừ bảo hộ khác nhau.

Việc không có quy tắc thống nhất về cách xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu có trước chứa thành phần bị “không bảo hộ riêng” khi so sánh với nhãn hiệu nộp sau có chứa yếu tố bị loại trừ bảo hộ đã làm xuất hiện nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại kéo dài giữa chủ đơn với Cục SHTT.

Đây là những thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp trước khi muốn đăng ký nhãn hiệu. 

Hạ Linh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
Đội quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa kiểm tra đột xuất 4 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn quận Liên Chiểu, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 500 triệu.