SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Tiếp bài về Trường Bồi dưỡng cán bộ Doanh nghiệp: Dấu hỏi về năng lực và sự giám sát của đơn vị chủ quản?

08:54, 10/07/2019
(SHTT) - Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nổi lên như một “trung tâm” tham gia đào tạo đa năng. Nhiều người không khỏi hoài nghi về năng lực của trường này, cũng như sự kiểm soát của Hội DNNVV Việt Nam với “đứa con” của mình.

Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Trường Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp) là đơn vị thuộc Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Hội DNNVV Việt Nam), có trụ sở tại Thanh Hóa.

Liên quan đến vấn đề hoạt động đào tạo chui tại Thanh Hóa, vừa qua, Sở hữu trí tuệ đã có nhiều bài viết phản ánh về những khuất tất trong hoạt động liên kết đào tạo của Trường Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp.

Phản hồi lại tòa soạn, ông Phạm Khắc Hải – Chủ tịch HĐQT nhà trường xác nhận trường không có chức năng đào tạo, và sau khi tòa soạn đăng bài phản ánh, nhà trường đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, tới ngày 8/7/2019, quan sát của PV cho thấy, trường vẫn mở cửa hoạt động bình thường.

Xác nhận của ông Hải với tòa soạn gần như trái ngược hoàn toàn với hoạt động liên kết đào tạo của trường này thời gian qua đã diễn ra vô cùng “sôi động”, khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về chất lượng dạy và học tại các chương trình liên kết đào tạo có liên quan đến Trường Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp.

Có đủ năng lực?

Theo điều tra của pv, Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp có địa chỉ tại tầng 3 trường Thanh Hoa, Đại lộ Lê Lợi, phường Đông Dương, TP Thanh Hóa và cũng là trụ sở kiêm cơ sở đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, địa chỉ này cơ sở của Trường Phổ thông liên cấp Thanh Hóa được đầu tư bởi Công ty Tây Đô, nhưng do khó khăn tài chính nên dự án này vẫn còn dang dở (?).

Tại đây, các hạng mục đầu tư của trường đang được cho thuê làm quán ăn, quán nhậu, cafe, phòng tập gym… Đáng chú ý, Trường bồi dưỡng cán bộ Doanh nghiệp chỉ thuê 1 phòng làm việc và 1 vài phòng học chứ tuyệt nhiên không hề có các cơ sở vật chất khác phục vụ cho các hoạt động, đặc biệt là với các ngành đào tạo có điều kiện như ngành Chăm sóc sức khỏe, Công nghệ thông tin …

A1

Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại tầng 3 Trường phổ thông liên cấp Thanh Hóa.

Thực tế này có phần trái ngược với cam kết của Trường Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp tại một hợp đồng liên kết đào tạo, theo đó, phía trường cam kết nhiệm vụ là: “Đảm bảo cơ sở vật chất để tổ chức đào tạo bao gồm: Đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ, phòng học đủ tiêu chuẩn, thư viện và thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của giảng viên và sinh viên”.

Việc liên kết đào tạo cần phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ. Theo Thông tư số 07 của Bộ GD&ĐT về liên kết đào tạo bậc đại học thì đối tượng tham gia liên kết đào tạo là Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo, cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo là cơ sở giáo dục đại học; Cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo gồm: cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trường của cơ quan nhà nước; trường của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; trường của lực lượng vũ trang nhân dân; trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Như vậy, Trường bồi dưỡng cán bộ Doanh nghiệp không thuộc đối tượng tham gia liên kết đào tạo.

Ngoài ra, Trường bồi dưỡng cán bộ Doanh nghiệp chỉ có cơ sở đi thuê, nhân lực phục vụ mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ còn thiếu, nên không thể có nhân lực đủ điều kiện tham gia quản lý đại học và sau đại học.

Mục đích, hình thức của đào tạo liên kết nhằm thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các cơ sở giáo dục đại học và các nguồn lực khác để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và vùng miền, do vậy với một đơn vị "3 không": không có trường lớp, không có chức năng đào tạo liên kết và không có nhân lực như vậy sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của chủ trương đào tạo.

Ngày nay, giáo dục đào tạo cần chú ý vào trách nhiệm trước xã hội và người học. Nhãn tiền cho thấy, xã hội sẽ có rất nhiều nhân sự “tồi”, "học giả bằng thật", và như vậy việc cán bộ có thừa nhưng lại yếu chuyên môn là điều khó tránh khỏi.

Tái phạm, và thiếu kiểm soát?

Trong quá khứ, Trường Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp nối tiếng là đơn vị liên kết đào tạo “đa bằng”, từ đào tạo sau đại học (với Học viện Hành chính Quốc gia, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), Đại học văn bằng 2 – hệ chính quy (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính (với trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch).

A2

 Thông báo tuyển sinh sau đại học của Học viện Hành chính Quốc gia.

Được biết, giữa năm 2018, trước áp lực dư luận, Trường Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp đã bị Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính. Nhưng không hiểu sao, trường này vẫn tiếp tục nhiều hoạt động liên kết đào tạo. Phải chăng biện pháp xử lý của Sở này không đủ sức răn đe hay có sự “nhân nhượng”?

A3

Công văn phúc đáp của Trường Đại học Hà Nội về đề xuất thi cấp chứng chỉ năng lực tiếng anh cho cán bộ, giảng viên và học viên.

Nhiều người hoài nghi rằng việc đề xuất thi cấp chứng chỉ năng lực tiếng anh cho cán bộ, giảng viên và học viên sau khi bị xử lý vi phạm hành chính là một hình thức để hợp thức hóa việc cấp chứng chỉ tiếng Anh cho người có nhu cầu ở khu vực Thanh Hóa (?).

Một vấn đề nữa khiến dư luận không khỏi hoài nghi, đó là vai trò kiểm tra, giám sát của Hội DNNVV Việt Nam ở đâu đối với “đứa con” do mình “đẻ” ra? Liệu rằng Trường Bồi dưỡng CBQL Doanh nghiệp có hoạt động đúng tôn chỉ, hay được dựng lên để thực hiện những hoạt động khác? Đội ngũ nhân sự hiện tại của trường có đáp ứng được để vận hành các hoạt động theo tôn chỉ của trường? Ngược lại, lãnh đạo nhà trường có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của chủ sử dụng lao động đối với cán bộ, giáo viên, người lao động của mình? Nếu trường hoạt động vi phạm tôn chỉ và không đáp ứng được điều kiện về năng lực trong nhiều năm, Hội DNNVV Việt Nam nên xem xét về vấn đề kiện toàn tổ chức này, để đảm bảo hình ảnh là trung tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp cho đất nước.

Phạm Tài – Bắc Hiệp

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.