Tiến tới hình thành và lan tỏa văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội
Chiến lược SHTT đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg, ngày 22/8/2019 lần đầu tiên đề cập tới thuật ngữ “văn hóa SHTT”, trong đó “hình thành văn hóa SHTT” là một trong 9 nhóm giải pháp thực hiện các mục tiêu của chiến lược đề ra. Điều này cho thấy quyết tâm để từng người dân, từng thành phần kinh tế - xã hội có thể thấm nhuần ý thức tôn trọng và tôn vinh thành quả sáng tạo.
Thời gian qua, công tác thực thi quyền SHTT, kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm sản xuất, lưu thông, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được các cấp, các ngành phối hợp thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền SHTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra và tăng dần hàng năm.

Hình thành và lan tỏa văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý thị trường tỉnh, năm 2024, toàn tỉnh phát hiện và xử lý 45 vụ trưng bày, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xử phạt vi phạm hành chính gần 882 triệu đồng, tịch thu, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hơn 841 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là quần áo, giày dép, túi xách, nước hoa, kính mắt thời trang các loại....
Mới đây trong báo cáo tổng kết.Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị, năm 2024, toàn tỉnh phát hiện và xử lý 45 vụ trưng bày, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xử phạt vi phạm hành chính gần 882 triệu đồng, tịch thu, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hơn 841 triệu đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là quần áo, giày dép, túi xách, nước hoa, kính mắt thời trang các loại....
Trên thực tế, các vi phạm về quyền SHTT đến nay chủ yếu chỉ bị xử lý hành chính, chế tài xử lý vi phạm dường như chưa đủ sức răn đe. Nhận thức về SHTT của cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ người kinh doanh thương mại, người tiêu dùng chấp nhận hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT vì lý do giá bán rẻ hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế, cộng thêm ý thức bài trừ hàng hóa xâm phạm quyền SHTT chưa thành nét văn hóa phổ biến trong xã hội.
Với nỗ lực hình thành văn hóa SHTT, thời gian qua, các ngành chức năng tích cực thực hiện công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về SHTT, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT. Nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4), ngày Đổi mới sáng tạo Quốc gia (21/4) và ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), nhiều hoạt động tuyên truyền về SHTT, đổi mới sáng tạo đã được triển khai với hình thức, nội dung phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông như tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị, tuyên truyền đã góp phần làm chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của các nhà sản xuất, kinh doanh về vấn đề bảo hộ quyền SHTT.
Tuy nhiên, để tạo dựng văn hóa SHTT trong cộng đồng đòi hỏi một quá trình lâu dài, bắt đầu từ sự thay đổi, nâng cao nhận thức về SHTT. Theo đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng vẫn là yếu tố then chốt để tạo dựng nên “văn hóa”.
Với những ưu thế của các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh thông tin như hiện nay, ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền SHTT. Tuyên truyền pháp luật, thủ tục đăng ký quyền SHTT, chính sách hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và thành tựu của hoạt động SHTT.
Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện đăng ký bảo hộ và thực thi quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân, tập trung vào các đối tượng sở hữu công nghiệp chủ yếu như: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích... Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ du lịch tiềm năng của tỉnh.
Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bước đầu đưa công tác tuyên truyền SHTT vào các trường học trên địa bàn tỉnh để hình thành hiểu biết về SHTT của thế hệ trẻ bởi đây chính là nền tảng ảnh hưởng tới hoạt động SHTT trong cộng đồng trong tương lai. Tạo dựng thói quen cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có bản quyền nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán hàng giả, xâm phạm SHTT.
Khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT đến các cơ quan quản lý các cấp, các ngành và trong toàn xã hội, từng bước hình thành văn hóa SHTT trong cộng đồng, góp phần thực hiện thành công Chiến lược SHTT đến năm 2030.
TH
TIN LIÊN QUAN
Tin khác
